Biển Java, nơi chiến dịch t́m kiếm quy mô lớn đang được tiến hành đối với chiếc máy bay QZ8501 của hăng hàng không AirAsia, cũng là nghĩa địa của những trận hải chiến khốc liệt nhất thời Thế chiến II.
Các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân được t́m thấy trên biển Java, gần nơi máy bay QZ8501 mất liên lạc.
Các xác tàu cũ, từ các trận chiến hay các thảm họa thời b́nh, đôi khi đă gây ra những thông tin sai lệch cho các cuộc t́m kiếm hiện đại.
Quan chức S.B. Supriyadi từ Cơ quan t́m kiếm và cứu nạn quốc gia của Indonesia ngày 2/1 cho biết cuộc t́m kiếm chiếc máy bay của AirAsia đă phát hiện một cấu trúc bằng kim loại nhưng thông tin này sau đó được chứng minh là không liên quan tới QZ8501 mà "có thể là một con tàu bị ch́m".
Mặc dù không có khả năng đó là một tàu chiến cũ nhưng biển Java từng là nơi chứng kiến thất bại thảm khốc của hải quân đồng minh trước các lực lượng đế quốc Nhật thời Thế chiến II.
Trong trận chiến trên biển Java ngày 27/2/1942, một lực lượng phối hợp của các tàu Hà Lan, Mỹ, Anh và Úc đă hứng chịu thất bại nặng nề, để mất 5 tàu và 2.300 thủy thủ trong khi phía Nhật chỉ bị hư hại một tàu khu trục và mất 36 người.
Một trận chiến thứ 2 của các lực lượng Mỹ và Anh vào ngày 1/3/1942 đă khiến 3 tàu chiến của quân đồng minh bị đánh đắm, với một tàu khu trục của Nhật bị hư hại.
Các xác tàu từ các trận chiến thời Thế chiến II này vẫn nằm dưới đáy biển Java và không c̣n xa lạ với các thợ lặn.
Hồi tháng 8 năm ngoái, các nhà khảo cổ học của hải quân Mỹ, hợp tác với các thợ lặn của hải quân Indonesia, đă nhận dạng được một tàu là tàu tuần dương USS Houston, vốn bị ch́m trong trận chiến trên Eo biển Sunda vào năm 1942.
Hải quân Mỹ cho biết, con tàu, có biệt danh là "Bóng ma của bờ biển Java", là nơi yên nghỉ cuối cùng của 650 thủy thủ và các lính thủy quân lục chiến.
Trong trận chiến tại eo biển Sunda vào ngày 1/1/1942, Houston và tàu tuần dương Úc HMAS Perth đă bị đánh ch́m trong khi chiến đấu với một lực lượng vượt trội của Nhật.
Sau khi tử trận, thuyền trưởng của tàu Houston đă nhận được Huân chương danh dự v́ sự hi sinh to lớn.
Vào tháng 11/2013, các nhà nghiên cứu Indonesia cũng đă có một phát hiện bất ngờ về điều được tin là một tàu ngầm của Đức bị ngư lôi đánh ch́m ngoài khơi Java trong Thế chiến iI.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, xác tàu - vốn chứa ít nhất 17 bộ hài cốt - là chiếc U-168, vốn đă thành công trong việc đánh ch́m vài tàu của quân đồng minh trước khi bị một tàu ngầm Đức đánh đắm năm 1944.
"Đây là một phát hiện chưa từng có, vốn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về những ǵ từng xảy ra tại biển Java trong Thế chiến II", Bambang Budi Utomo, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm khảo cổ quốc gia vốn t́m thấy con tàu, cho biết khi đó.
Ngoài các bộ hài cốt, các đĩa ăn có h́nh chữ thập ngoặc, ắc-quy, ống nḥm và một chai dầu tóc cũng được t́m thấy trong xác con tàu đắm.
Nhật Bản đă chiếm đóng Indonesia trong Thế chiến II, vốn khi đó vẫn được biết tới tên gọi thời là Đông Ấn thuộc Hà Lan. Tokyo và Berlin và các đồng minh trong Thế chiến II.
Theo Dân Trí/ AFP