Đồng rúp của Nga đă tăng giá mạnh so với đồng đôla Mỹ trong mấy ngày qua sau một thời gian dài lao dốc. Tín hiệu cho thấy nước Nga đang thoát khỏi bờ vực khủng hoảng kinh tế?
Lần đầu tiên kể từ mấy tháng qua, đồng tiền của Nga đă tăng giá so với đồng USD và Euro. Hồi giữa tháng 12/2014, đồng rúp liên tục yếu đi, lần đầu tiên vượt ngưỡng 80 rúp đổi một đôla. Tính riêng trong tháng 12, đồng nội tệ của Nga đă giảm 19%, và hơn 86% kể từ tháng 1 năm nay, mặc dù Ngân hàng Trung ương Nga đă tung hàng tỉ đôla can thiệp thị trường trong một nỗ lực kiềm chế đà trượt giá của đồng rúp.
Giới phân tích nói rằng, c̣n quá sớm để nói đồng rúp đă thoát khỏi xu hướng mất giá
Tuy nhiên, mấy ngày qua, đồng rúp đă tăng giá mạnh. Ngày 25/12, chỉ cần 52,4 rúp là đổi được 1 USD. Tỷ giá đồng euro cũng xuống tới 64,26 rúp/euro.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố rằng hiện tại không hề có các yếu tố khiến đồng rúp suy yếu dài hạn. Hôm qua, Bộ Tài chính Nga đă tạm ngưng bán ngoại tệ và sẽ không khôi phục lại. Bộ này dự kiến đồng rúp sẽ tiếp tục được củng cố hơn nữa.
Các nhà phân tích cho rằng đồng rúp tăng giá trong mấy ngày qua được lư giải bằng các biện pháp của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ Nga, cũng như gia tăng nhu cầu thanh khoản bằng đồng rúp trong kỳ tính thuế. Sự tăng trưởng của đồng tiền Nga là một dấu hiệu của sự phối hợp thị trường đang diễn ra sau những biến động mạnh trong những ngày trước đó.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, đồng rúp mạnh lên có thể liên quan đến các hoạt động kinh doanh giảm đi do bắt đầu kỳ lễ Giáng sinh ở châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, kinh tế Nga tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giới chức nước này dự báo lạm phát sẽ tăng cao, có thể đạt 11% vào cuối năm nay.
Trong khi đó, hôm qua, giá dầu lại giảm sau khi công bố số liệu về sự gia tăng bất ngờ dự trữ của Mỹ, đợt tăng mạnh nhất trong 2 tháng qua. Cụ thể, dự trữ dầu tăng trong tuần cuối là 7,267 triệu thùng, trong khi dự báo sẽ giảm 2,5 triệu thùng. Từ đầu năm đến nay, giá dầu thế giới đă giảm hơn 43%.
Trước t́nh h́nh này, ngày 24/12, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đă tuyên bố rằng nước này vẫn c̣n nhiều dự trữ ngoại tệ và vàng, để đáp lại câu hỏi rằng liệu Nga c̣n có khả năng trả nợ nước ngoài trong bối cảnh mà giá dầu đă rơi xuống mức 60 USD/thùng.
Dầu hỏa, cùng với khí đốt, là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước Nga, nhưng đă bị mất phân nửa giá trị từ mùa hè đến nay. Việc đồng rúp sụt giá mạnh càng làm giảm khả năng thanh toán nợ nước ngoài của Nga.
Tối 25/12, cơ quan Standard & Poors đă đặt mức điểm về nợ của Nga, hiện là BBB -, dưới sự “giám sát tiêu cực”, tức là có nguy cơ bị hạ bậc. Nếu bị hạ xuống một bậc nữa, mức điểm về nợ của Nga sẽ rơi vào loại “đầu cơ”, khiến một số nhà đầu tư không dám đầu tư vào nợ của Nga, vào lúc mà nước này rất khó tiếp cận vốn của các thị trường tài chính quốc tế, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Từng bị đặt trong t́nh trạng vỡ nợ vào năm 1998, nước Nga hiện nay được xem là có khả năng thanh toán nợ vững chắc hơn, với nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, được tích tụ trong 10 năm nhờ giá dầu cao và với tổng số nợ nước ngoài hiện chỉ chiếm chưa tới 15% GDP.
- therealrtz ©VietSN