(PetroTimes) - Không mấy mặn mà với các vai diễn, những năm gần đây Việt Trinh dấn thân vào vai trò mới - đạo diễn. Việt Trinh - giai nhân lừng lẫy của màn bạc ngày nào nay đã thay đổi quá nhiều sau những biến cố của cuộc đời! Chị đă có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới.
Lỗ vốn cũng vui!
PV: Nghe nói, từ đầu năm đến nay chị lăn lộn trên phim trường để thực hiện 2 phim “Trở về 3” và “Huyền thoại tím”?
DV Việt Trinh: Hai bộ phim vừa rồi ê-kíp chúng tôi thực hiện trong 8 tháng, đó là 8 tháng tôi không đi đâu cả, hầu như suốt ngày chỉ ở phim trường từ sáng sớm đến khuya rồi về ngủ, mỗi ngày chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng. Chúng tôi làm liên tục, 5 ngày sau khi hoàn thành “Trở về 3” là bấm máy tiếp “Huyền thoại tím”. Nhưng sức người có hạn, chỉ một tuần sau đó là tôi đuối sức và có lúc gục luôn trên phim trường. Rất may là khi đó có sự giúp đỡ của nhà biên kịch (NBK) Châu Thổ giúp sức. Đến giờ, Việt Trinh vẫn trong trạng thái bị xuống sức vì 2 bộ phim này.
Phim “Trở về 3” được quay ở Thái Lan, đoàn làm phim đã gặp không ít khó khăn bởi chi phí đắt vô cùng, không giống như Lào và Campuchia. Thái Lan là một đất nước nổi tiếng về du lịch, hầu như họ không cần quảng cáo nữa nên khó tìm được những hỗ trợ trong quá trình quay, tiền dịch vụ lại rất cao. Nếu quay ở sân bay Thái Lan, dù một giờ hay một ngày th́ cũng phải trên 90 triệu. V́ vậy, đoàn làm phim không quay được ở Bangkok nhiều.
PV: Trong khi nhiều nhà làm phim bây giờ tìm mọi cách để hạn chế chi phí, nhất là chuyện kéo cả đoàn phim ra nước ngoài quay thì có vẻ chị và Senafilm lại muốn mạo hiểm, chơi trội hơn?
DV Việt Trinh: Mơ ước của Việt Trinh và NBK Châu Thổ của Senafilm là được làm phim ở những đất nước Phật giáo phát triển nên có tốn kém và vất vả đến đâu chúng tôi cũng phải thực hiện bằng được. Thực tế là khi quyết định làm bất cứ bộ phim nào tôi luôn gặp không ít khó khăn về mọi thứ chứ không riêng về kinh phí, nhưng rồi mọi chuyện đều vượt qua một cách tốt đẹp.
Như series phim “Trở về” đều rất truân chuyên về vấn đề xin phép v́ có các cảnh quay ở nước ngoài. “Trở về 1” quay ở Việt Nam và Campuchia, “Trở về 2” quay ở Việt Nam và Lào, c̣n “Trở về 3” được quay ở Thái Lan và Việt Nam. Mỗi nước đều chỉ quay lần đầu tiên và duy nhất trong series phim này mỗi phần đều xuất hiện những khó khăn mới mà không hề có ở lần quay trước.
Ví như ở Campuchia, đoàn làm phim của Việt Trinh có may mắn rất lớn khi được Phó thủ tướng Campuchia Sok An kư giấy cho quay 5 ngày ở khu Angkor không mất phí. Nếu không th́ với quy mô nhỏ như đoàn làm phim “Trở về” cũng sẽ phải chi tới 9.000USD/ngày.
Tôi quan niệm, trong công việc có thử thách, có khó khăn thì mới có thành công. Và những chướng ngại cũng có mặt tích cực, đó là khiến ḿnh luôn quyết tâm hơn, cố gắng hơn nữa để làm việc tốt nhất có thể. Ngược lại, nếu mọi việc đều thuận lợi, suôn sẻ quá dễ khiến ta rơi vào trạng thái chủ quan hoặc ngủ quên trên chiến thắng. Trước đây, khi phim “Trở về 2” ra mắt không được đón nhận như “Trở về 1”, chúng tôi rất buồn và trăn trở. Nhưng đó cũng chính là động lực để chúng tôi quyết tâm cố gắng để làm “Trở về 3” tốt hơn.
PV: Có vẻ, sự đón nhận của công chúng với “Trở về 3” nhiều hơn “Trở về 1” và “Trở về 2”. Riêng chị thấy thế nào?
DV Việt Trinh: Phim “Trở về 3” có rating là 5.7 - đó là một con số rất cao, nhưng Senafilm vẫn bị lỗ. Nếu so sánh thì “Trở về 1” th́ được Đài truyền hình khen thưởng, “Trở về 2” th́ b́nh thường, nổi bật nhất là “Trở về 3”. Tuy nhiên, với series “Trở về”, chúng tôi đã xác định làm hoàn toàn là v́ uy tín chứ không màng đến doanh thu trong đó. “Trở về 3” ra mắt được rất nhiều người thích, đó đã là một “doanh thu” lớn nhất như mong muốn và chúng tôi rất hạnh phúc vì điều đó. Chúng tôi cũng xác định không làm phim vì sự nổi tiếng. Cuộc đời tôi đă từng đi qua danh vọng, hào quang và cả không ít những bất hạnh khổ đau. Nói thật tôi sợ nổi tiếng lắm rồi!
PV: Theo chị, tức là cả đoàn làm phim không phải vì tiền, vì tiếng nữa. Liệu có lý tưởng quá không, thưa chị?
DV Việt Trinh: Chúng tôi nói không màng đến doanh thu, tức không để yếu tố lợi nhuận chi phối đến phim, làm nội dung hay h́nh ảnh phim kém đi. Tiêu chí của Senafilm là như vậy. Và thực tế, không phải phim nào cũng có doanh thu như ḿnh mong muốn. Do đó thường thì phim Senafilm làm ra chỉ ḥa vốn hoặc lời một ít, còn phần nhiều là lỗ vốn. Nhưng đổi lại, rất nhiều khán giả ủng hộ cho dòng phim của hãng phim này làm.
PV: Sau khi làm những phim về nhân - quả trong đạo Phật, chị có cảm thấy tâm hồn ḿnh được an lạc hơn không? Vì suy cho cùng, đây cũng là một hành động Pháp thí của Việt Trinh và Senafilm!
DV Việt Trinh: Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được làm những điều ḿnh thích; chẳng hạn như “Trở về 3”, đây là những ǵ mà Việt Trinh và NBK Châu Thổ ấp ủ.
Tôi chưa dám nghĩ đến điều lớn lao phim “Trở về” là Pháp thí, chỉ nghĩ rằng ḿnh làm được một điều ǵ đó Hoằng Pháp thôi. Phim mang thông điệp là Đạo nhưng lại được thể hiện một cách rất đời. Chúng tôi suy nghĩ, muốn giới trẻ biết nhiều về đạo Phật mà ḿnh càng đưa nhiều tính Phật giáo thì họ càng khó tiếp cận được. Thay vào đó là phải đến với họ bằng những bộ phim, những bài hát có thông điệp nhẹ nhàng để họ dần quen và cảm nhận. Và khi đă quen, đă cảm nhận được th́ sẽ không cần ai ép mà họ tự động theo.
Dòng phim “Trở về” cũng không hẳn là nói về luật nhân - quả trong nhà Phật. Thực tế, đó chỉ là những câu chuyện giúp người xem hiểu và tránh đi những điều có thể xảy ra trong cuộc sống, làm cho gia đ́nh tồi tệ hơn nếu không suy nghĩ kỹ. Đó là những câu chuyện mà ai cũng có thể sẽ gặp. Trong 3 phần thì “Trở về 3” là hư cấu từ câu chuyện có thật trong series “Phật pháp nhiệm màu” của Chùa Hoằng Pháp, c̣n “Trở về 1” và 2 là hư cấu hoàn toàn.
PV: Sau một thời gian làm đạo diễn, chị thấy thích hợp với công việc này hơn nghề diễn viên chứ?
DV Việt Trinh: Diễn viên và đạo diễn, Việt Trinh thích cả hai. Nhưng đạo diễn là một nghề mới với bản thân Việt Trinh nên vẫn c̣n đó nhiều sự ṭ ṃ, hấp dẫn và những hăng say chinh phục hơn so với diễn xuất. Còn nếu có những phim mà kịch bản hấp dẫn, vai diễn khác lạ so với những vai trước đây thì Việt Trinh vẫn sẽ sắp xếp tham gia.
PV: Mỗi người đạo diễn đều cố tạo ra một “gu” riêng của mình, không biết dự định trên con đường đạo diễn mà chị đặt ra cho ḿnh là ǵ?
DV Việt Trinh: Bên cạnh việc làm những kịch bản có tính nhân văn, triết lư cao như của NBK Châu Thổ thì Việt Trinh muốn hướng đến các đề tài mới lạ, như quyết định nhận lời làm phim hành động “Huyền thoại tím” vừa qua vậy. Đây là phim truyền h́nh hành động mà tôi tham gia lần đầu tiên nên có rất nhiều khó khăn, áp lực cho vai trò đạo diễn như tôi. Song bản thân tôi lại cảm thấy rất hào hứng. Tôi cũng thích làm phim cho thiếu nhi, phim hài… Đặc biệt là làm phim điện ảnh nhưng chưa dám làm v́ c̣n nhiều yếu tố chi phối, cũng như chưa có duyên.
“Triết lý 3C”
PV: Cuộc sống của chị hiện tại ra sao, sau những biến cố, thăng trầm quá lớn?
DV Việt Trinh: Tôi hiện sống rất đơn giản, nhưng cảm thấy ổn và có nhiều niềm vui. Việt Trinh không c̣n “hot” để làm ra nhiều tiền như trước đây nhưng được làm những công việc ḿnh yêu thích và làm ra tiền để nuôi con - đó là một niềm hạnh phúc. Tôi không còn bon chen, đua đ̣i những món đồ đắt tiền như trước đây nữa. Sau này kinh tế có khá hơn, tôi cũng không sắm đồ hiệu. Từ khi theo đạo Phật, rồi làm công tác xă hội, tôi nh́n thấy quá nhiều cuộc đời bất hạnh. Có những người cần 60 triệu đồng là có thể đi lại b́nh thường được, không c̣n là gánh nặng của gia đ́nh, của xă hội nữa mà họ không có đủ. C̣n 60 triệu đó, nếu ḿnh mua 1 chiếc túi xách, 1 tuần lễ cũng quên, cũng chán. Đó là suy nghĩ cá nhân thôi, còn người khác tôi không bàn!
Việt Trinh trong phim “Người đẹp Tây Đô”
PV: Việc làm một bà mẹ đơn thân có khiến chị quá vất vả và buồn không?
DV Việt Trinh: Đúng là có vất vả về cách nuôi dạy con và kinh tế gia đình, nhưng đổi lại được tự do hơn. Chẳng hạn nếu có 2 người th́ riêng việc chọn trường học cho con thôi cũng có khi vợ chồng căi nhau. Với tôi, một ḿnh chưa phải là cô đơn, một ḿnh chưa phải là đau khổ nếu ḿnh biết chấp nhận, biết sắp xếp. Làm mẹ đơn thân, tất nhiên đứa con vẫn sẽ thiếu t́nh cảm của người cha, nhưng phải biết chấp nhận hoàn cảnh, chấp nhận những ǵ ḿnh đang có, th́ mới được b́nh an. Nếu cứ mong ngóng, đau khổ th́ không làm được ǵ nữa.
Việt Trinh học được “triết lý 3C” của NBK Châu Thổ rằng: Cởi mở, Chân thành và Chấp nhận. Chấp nhận không phải là cam chịu, chấp nhận là cố gắng phấn đấu hơn để khỏa lấp những điều ḿnh không có. Hạnh phúc hay đau khổ đều là do ḿnh tạo ra, chứ không ai mang đến cho ḿnh. Cũng như ngày hôm nay Việt Trinh được ǵ, mất ǵ, cũng là do mình chứ không phải do người khác.
PV: Chị ăn chay, đọc Kinh, sùng đạo, không biết sự sân si trong chị thế nào?
DV Việt Trinh: Trước đây, tôi ăn chay trường, c̣n bây giờ th́ ăn chay theo điều kiện công việc. Công việc đạo diễn của tôi rất vất vả, muốn giữ sức khỏe để làm việc th́ bắt buộc phải có sự điều chỉnh. Tôi phải ăn chay đúng cách thì mới đủ dinh dưỡng, song hiện nay rất nhiều người ăn chay sai và mang đến rất nhiều bệnh tật như thiếu máu, cholesterol, men gan tăng... Bản thân tôi thấy khi ăn chay thì thân tâm mình được nhẹ nhàng, bớt nổi nóng, gặp chuyện ǵ bực ḿnh cũng không gây nên sự sân giận. C̣n sân si trong mỗi con người th́ không thể nào hết được, chỉ có bậc A La Hán trở lên mới hết sân si. Nhưng ḿnh có ăn chay, tu tập thì mình có thể kiềm chế sân si trong con người một cách tương đối.
Tôi học được rằng, tâm của ta giống như tấm gương, nóng giận giống như nồi nước sôi. Nước càng sôi thì hơi nước càng nhiều, gương càng mờ đi. Cũng vậy, sự nóng giận sẽ làm mờ tâm ḿnh, khiến mình dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Tôi c̣n học được một điều nữa là: Thấy như vậy, nhưng khoan hăy tin đó là như vậy. Giống như câu chuyện “Thầy bói xem voi”! Tôi cũng áp dụng điều này đối với đoàn làm phim của mình, khi diễn viên đến muộn, trước khi đùng đùng nổi giận th́ tôi phải hỏi rơ lư do v́ sao đến muộn, biết đâu là v́ cô ấy bị va chạm xe, hay bị lừa gạt mất đồ…
PV: Giả dụ bây giờ chị bị chơi xấu, chị sẽ cư xử thế nào?
DV Việt Trinh: Như trước đây, mỗi lần báo chí bêu riếu, Việt Trinh rất đau khổ, uất hận, thậm chí đă có lúc muốn tự tử. Sau này, khi chuyện cũ của tôi đă qua hơn chục năm mà vẫn bị bới ra viết đi viết lại, tôi có đọc những bài báo đó nhưng không còn buồn, cũng không giận người viết nữa. Tôi nghĩ, đó là quyền của họ, ḿnh đừng để họ làm chủ cảm xúc của ḿnh. Ḿnh biết hiện tại ḿnh đang làm ǵ, tốt hay không tốt. Cũng có thể người viết báo đó chưa bao giờ trải qua đau khổ giống như ḿnh, hay người thân của họ cũng chưa phải trải qua bao giờ nên họ khó có thể thông cảm cho mình được.
Đó là những chuyện lớn, tôi còn bỏ qua được thì huống chi là bị những người bạn lừa gạt. Tôi nghĩ, có thể v́ lư do ǵ đó như họ đang gặp hoạn nạn nên phải lừa gạt tiền bạc của mình. Vì không biết nên tôi không trách họ mà chỉ mong đến một ngày nào đó, họ hết khổ và suy nghĩ lại. Biết đâu khi đó họ sẽ đến xin lỗi tôi và trả lại số tiền đó. Tôi nghĩ, trong cuộc sống, đừng đặt điều ǵ đó quá nặng nề. Chính v́ vậy, cuộc sống của tôi bây giờ thoải mái hơn, ít đau khổ hơn. Tôi vui hơn xưa nhiều lắm!
Đã chán ngán danh vọng…
PV: Hiện tại, chị thấy mình còn “vướng” điều gì của thế tục?
DV Việt Trinh: Về tiền tài, nếu Việt Trinh nói không cần tiền thì là nói dối. Đồng tiền có sức mạnh, nhưng phải biết cách làm chủ đồng tiền. Nếu để đồng tiền làm chủ, ḿnh rất dễ đi sai đường. Và ḿnh phải sử dụng đồng tiền đó đúng chỗ, đúng cách, vừa phải. Tôi không còn cầu mong sung túc, chỉ cầu mong vừa đủ là được.
Tôi cũng mong có sức khỏe để làm mọi việc, để có thời gian chăm sóc con, làm công tác xă hội và làm nghệ thuật. Tôi cũng có một mong muốn trong tương lai là xây dựng được một nơi khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số. Thực sự là bây giờ, nhiều người dân tộc vẫn sợ không dám uống thuốc Tây. Họ uống lá cây rừng quen rồi. Họ cần có một nơi khám bệnh, phát thuốc, có bác sĩ để họ quen dần với y học hiện đại. Mơ ước đó là khá lớn. Tôi chỉ mong ông trời thương cho sức khỏe, làm ra tiền đủ sống để làm được những ǵ mơ ước. Bây giờ, tôi cũng không c̣n mong có 5-7 căn nhà, có xe hơi như trước đây nữa. Danh vọng cũng đã chán ngán rồi, chẳng còn cầu điều đó nữa!
PV: Thiền sử có câu, “việc qua rồi chẳng nhớ, việc chưa đến chẳng lo, việc hiện tại chớ đem lòng vọng tưởng”, không biết hiện tại những biến cố lớn trong đời chị liên quan đến chuyện tình cảm quá khứ thế nào?
DV Việt Trinh: Đối với quá khứ, tôi đă khép lại, không c̣n nh́n về quá khứ cũng như không ngóng cho tương lai. Có người hỏi tôi có ước quay trở lại quá khứ để thay đổi một số quyết định không? Tôi bảo không, ngày trước thì có ước, nhưng từ ngày theo đạo Phật thì không ước vậy nữa. Cuộc đời vô thường, mọi thứ không bao giờ quay ngược lại, chỉ có trong hiện tại, ta phải cố gắng làm điều tốt để tương lai được tốt hơn và để cải thiện những điều trong quá khứ.
Đơn giản, nếu bây giờ tôi cứ tiếc nuối ngày trước là ngôi sao số 1, sao bây giờ không được như vậy th́ chắc chắn tôi sẽ bị khổ lắm. “Tre già măng mọc”, phải biết ḿnh đang ở vị trí nào và chấp nhận. Tôi thấy mình may mắn khi trước đây ở trên đỉnh vinh quang, sau này không c̣n nữa thì tôi vẫn thấy b́nh thường. Tôi hiểu quy luật cuộc sống là vậy, không có ai đứng trên đỉnh măi măi, trừ những người có ḷng nhân từ, vừa có tài vừa có tâm lớn.
PV: Những lúc căng thẳng nhất trong công việc, gia đ́nh, chị vượt qua bằng cách nào?
DV Việt Trinh: Tôi sống an nhiên, cứ làm hết sức, điều ǵ đạt được thì mừng, không đạt được thì cũng không buồn. Tôi quan niệm ḿnh chưa đủ duyên, đủ phước th́ ḿnh cố gắng giành giật cỡ nào cũng không phải của ḿnh. Tuy nhiên, nói th́ nghe hay, tưởng dễ nhưng để làm được thì rất khó. Tôi cũng vẫn đang tập luyện mà thôi.
PV: Từng trải qua những sóng gió của cuộc tình, cuộc đời, chị có tin vào câu “hồng nhan bạc phận” của người xưa không?
DV Việt Trinh: Hẳn nhiên những gì mà người xưa đúc kết là có nguyên do. Song, tôi nghĩ mọi việc đều do mình mà ra cả. Mình quyết định sai, hành động sai thì tất yếu sẽ dẫn đến kết quả không tốt thôi. Trong nhà Phật có nói về luật nhân quả, Việt Trinh tin hoàn toàn vào điều đó. Mà nhân quả là do chính bản thân mình tạo ra, chứ không phải do hồng nhan hay do một ai khác. Bằng chứng là trên đời này có biết bao là hồng nhan hạnh phúc, trong giới nghệ sĩ thì có chị Diễm My, chị Thủy Tiên… đó thôi.
PV: Cảm ơn chị đã chia sẻ!
Lê Trúc (thực hiện)