(Kiến Thức) - Nhờ trí thông minh cùng cái đầu lạnh, Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov đă cứu thế giới khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân khi chứng minh báo động giả.
Nhờ trí thông minh kết hợp cái đầu lạnh, Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov đă cứu thế giới khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân khi chứng minh báo động giả.
Vào ngày 26/9/1983, Trung tá Liên Xô Stanislav Yevgrafovich Petrov đă ngăn chặn thành công một cuộc chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng minh báo động giả mặc dù hệ thống cảnh báo trước cho rằng Mỹ đang tấn công hạt nhân nhằm vào xứ sở bạch dương.
Vào những giờ đầu tiên của buổi sáng ngày 26/9/1983, hệ thống cảnh báo sớm của Liên Xô cảnh báo một cuộc tấn công tên lửa do Mỹ thực hiện đang diễn ra. Theo đó, hệ thống cảnh báo đưa ra thông tin rằng Mỹ đă phóng nhiều tên lửa hướng về phía Liên Xô. Khi đó, quân đội Liên Xô đứng trước quyết định có trả đũa bằng cuộc tấn công hạt nhân hay không.
Tuy nhiên, khi đứng trước t́nh huống đó xảy ra năm 1983, Trung tá Liên Xô Stanislav Yevgrafovich Petrov đă chứng tỏ ḿnh sở hữu một cái đầu lạnh khi đưa ra quyết định, xử lư t́nh huống quan trọng trên một cách chuẩn xác.
Trung tá Liên Xô Stanislav Yevgrafovich Petrov đă ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra vào năm 1983.
"Hệ thống cảnh báo rú c̣i lên nhưng tôi chỉ ngồi đó một vài giây, nh́n chằm chằm vào màn h́nh lớn. Màn h́nh chuyển sang màu đỏ và đưa ra mức cảnh báo cao nhất. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Mỹ đă phóng tên lửa. Một phút sau, c̣i báo động lại phát tín hiệu. Tên lửa thứ hai của Mỹ đă được phóng. Sau đó là tên lửa thứ 3, 4, 5 lần lượt được phóng. Máy tính đă thay đổi liên tục mức cảnh báo từ "phóng" cho đến "tấn công tên lửa". Không có quy định cho việc chúng tôi được phép suy nghĩ trong bao lâu trước khi báo cáo t́nh h́nh cho cấp trên. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng, cứ mỗi giây trôi qua đồng nghĩa với việc chúng tôi mất đi thời gian quyết định. Hơn nữa, thông báo cho lănh đạo chính trị và quân sự Liên Xô không được phép chậm trễ", Trung tá Petrov cho biết về thời điểm "nhạy cảm" trên.
Sau khi kiểm tra kỹ t́nh huống và những thông tin có được, Trung tá Petrov đă quyết định báo cáo với cấp trên rằng đó chỉ là một lời cảnh báo giả, giúp ngăn chặn một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân có khả năng dẫn đến cuộc chiến tranh nguyên tử trên toàn cầu.
Sau hơn 60 năm xảy ra sự kiện trên, Trung tá Petrov chia sẻ rằng bản thân không chắc chắn về quyết định đó là cảnh báo sai, tỷ lệ đúng sai là 50 - 50.
Sau khi Liên Xô tan ră, câu chuyện của Trung tá Petrov được công khai và đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ông được trao tặng nhiều giải thưởng quốc tế. Mặc dù vậy, vị trung tá Liên Xô một thời không nghĩ rằng bản thân là một anh hùng. Ông cho rằng đó là công việc của ḿnh.
Tâm Anh (tổng hợp)
KT