Sự tụt dốc không phanh giá dầu trong thời gian qua đẩy nhiều nền kinh tế đến bờ vực có thể có sự nhúng tay của thành viên chủ chốt trong OPEC: Ả Rập Saudi.
Tờ Global and Mail mới đây đưa tin cho rằng việc sự tụt dốc không phanh của giá dầu trong thời gian qua đẩy nhiều nền kinh tế đến bờ vực có thể là một âm mưu của thành viên chủ chốt trong OPEC, Ả Rập Saudi.
Khi giá dầu thô tụt từ ngưỡng 110 USD/thùng xuống mức dưới 60 USD/thùng trong ṿng vài tháng gần đây, nhiều người đă cho rằng OPEC, tổ chức cung cấp 30% sản lượng dầu mỏ của thế giới, đang trải qua một cơn khủng hoảng.
|
Một quan chức của công ty dầu khí Aramco tại một giàn khoan ở mỏ dầu al-Howta gần Howta, Ả Rập Saudi. |
Khoảng 1 triệu chuyên gia, các nhà phân tích và b́nh luận khi đó đă kết luận rằng OPEC đă mất quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ. Nhưng kết luận này có vẻ là quá sớm và sự sụp đổ giá dầu chỉ là một tai nạn, tờ Global and Mail cho hay.
Tờ báo này cho rằng nếu OPEC đă thực sự mất khả năng kiểm soát thị trường dầu mỏ th́ OPEC không thể khiến giá dầu giảm tới 45% trong một thời gian ngắn.
Hơn nữa, OPEC không thể cứu được giá dầu v́ chính thành viên chủ chốt của tổ chức này là Ả Rập Saudi từ chối cắt giảm sản lượng của ḿnh, mặc dù Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi hồi cuối tuần qua hứa hẹn rằng, sự sụp đổ của giá dầu chỉ là tạm thời và giá cả sẽ tăng trở lại.
Lư giải cho động thái khó hiểu trên của OPEC và Ả Rập Saudi, tờ Global and Mail cho rằng, OPEC đă cố t́nh để giá dầu sụt giảm như một thảm kịch để tiêu diệt các đối thủ sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC như Mỹ, Canada, Nga, Brazil và các nước khác. Trong đợt giá dầu sụt giảm cuối những năm 1990, OPEC đă khiến nền kinh tế Nga phá sản và đưa Ả Rập Saudi vào vị trí quyền lực là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
T́nh h́nh tài chính của 12 thành viên OPEC không cân bằng nhau. Trong khi các nước vùng Vịnh như Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, UAE có dư khả năng tài chính để chịu đựng cú sốc từ giá dầu tụt trong vài năm, th́ các thành viên c̣n lại như Venezuael, Nigeria, Libya và Iran th́ không. Sự kiện giá dầu xuống dưới ngưỡng 60 USD/thùng thực sự đẩy các nền kinh tế này đến bờ vực, phá hoại nền kinh tế và tài chính của họ.
Hai thành viên OPEC đang đối mặt với nhiều khó khăn nhất là Venezuela và Nigeria. Nền kinh tế của Venezuela hoàn toàn phụ thuộc vào dầu mỏ. Mặc dù có thu nhập lớn từ dầu mỏ, nhưng Venezuela lại không có dự trữ ngoại hối vững chắc và t́nh trạng lạm phát ở mức cao nhất thế giới.
|
Quyết định không cắt giảm sản lượng dầu mỏ để đẩy giá dầu sẽ làm tổn thương cả chính các thành viên OPEC.
|
Ước tính, Venezuela cần giá dầu ở mức 120 USD/thùng mới có thể cân bằng ngân sách. Khi dầu tụt xuống ngưỡng 100 USD/thùng th́ Venezuela có thể cầm cự được. Nhưng khi nó rơi xuống ngưỡng dưới 60% th́ đất nước này hoàn toàn bị mất kiểm soát.
Venezuela chắc chắn cần một gói cứu trợ kinh tế vào lúc này. Nhưng vẫn có một câu hỏi chưa có lời đáp là ai sẽ "dang tay" cứu trợ Venezuela?
Nigeria là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, sau Ả Rập Saudi và Nga. Một báo cáo mới của Ngân hàng đầu tư Canada: "Thành viên OPEC có nguy cơ đối mặt với t́nh trạng bất ổn dân sự nhất trong thời điểm này chính là Nigeria. Nigeria đă từng trải qua các cuộc đảo chính v́ giá dầu thấp làm khô cạn ngân sách. Không có tiền không thể mua được sự trung thành của các chính trị gia, tướng lĩnh quân sự".
Libya đang trải qua một cuộc nội chiến, c̣n Iran cần giá dầu khoảng 130 USD/thùng để cân bằng ngân sách của ḿnh.
Venezuela và Nigeria đă kêu gọi Ả Rập Saudi giúp tăng giá dầu bằng cách giảm sản lượng nhưng không có kết quả.
Theo Global and Mail, Ả Rập Saudi phải nhận thức được những thiệt hại gây ra cho Venezuela và Nigeria, đồng thời cũng phải biết rằng sự hỗn loạn tài chính và xă hội sẽ phá hủy cả OPEC.
GDVN