Chính quyền Ukraine hiện giờ được xây dựng từ cuộc đảo chính ông Viktor Yanukovych bởi lực lượng "bán vũ trang" (phe cực hữu có trang bị vũ khí). Không có ǵ đảm bảo rằng chính quyền này có thể đứng vững nếu lực lượng "bán vũ trang" khác (bán vũ khí ) cảm thấy phải hành động. Đó là cảnh báo của phóng viên Mỹ, Jamie Detmer, người đă thâm nhập hang ổ của lực lượng "bán vũ trang"
Detmer cho biết tiếp xúc với 3 doanh nhân thành đạt thuộc phe bán vũ trang hay lái súng. Họ yêu cầu được mô tả là "doanh nhân yêu nước" và một trong số họ, tạm gọi là Alexander, được 2 người c̣n lại giới thiệu là một doanh nhân yêu nước và rất giàu có.
Họ nói đă tài trợ để thành lập lực lượng dân quân tự vệ Ukraine ở tất cả các nơi mà quân đội chính quy hoạt động thiếu hiệu quả khi đối đầu với phe ly khai ở miền đông. Họ luôn than phiền về t́nh trạng đang diễn ra và cụm từ "sự phản bội" thường lướt trên môi họ khi nói về chính quyền hiện tại. Họ không ngần ngại dự đoán chính phủ của Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko khó có thê tiếp tục tại vị hết mùa xuân năm nay nếu t́nh h́nh không lạc quan hơn.
Một mặt những gă như Alexander góp tiền để xây dựng lực lượng chống phe ly khai nhưng mặt khác, chúng lại kiếm tiền từ xuất khẩu vũ khí cho tất cả các phe. Phóng viên Detmer nói rằng riêng Alexander và các cộng sự đă có mối làm ăn rất tốt với bạn hàng ở Belarus.
Trong thời gian Ukraine bắt đầu nhuốm khủng hoảng, công việc lái súng của Alexander rất thuận lợi. Nhưng đến tháng 6, ông Poroshenko sau khi đắc cử đă tăng cường lệnh cấm vào ngành vũ khí v́ sợ các thiết bị quân sự bị tuồn sang phía bên kia. Ngoài lo sợ súng vào tay phe ly khai th́ chính quyền Ukraine c̣n muốn phá các hợp đồng chế tạo thiết bị phần cứng cho Nga. Ukraine muốn dùng các hợp đồng đó như vật trao đổi trên bàn đàm phán.
Trước t́nh thế đó, nhiều "lái súng" vẫn phớt lờ lệnh và t́m cách bán những thứ có thể bán. Họ không thể làm khác để có thể tồn tại trong lúc kinh tế suy thoái. Chính v́ vậy, một mặt họ chống lệnh chính quyền nhưng mặt khác vẫn hào phóng giúp đỡ chính quyền như việc thành lập đội tự vệ ở miền đông chẳng hạn. Nhưng các đội tự vệ này có tuồn vũ khí cho phe ly khai không th́ chẳng ai dám chắc.
Dù vậy, họ vẫn tức giận mỗi khi bị chính quyền phá các phi vụ làm ăn. Tháng trước, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đă chặn lô hàng gồm thiết bị quan trọng cho các hệ thống radar quân sự gắn trên pháo pḥng không tự hành Shilka. Điều này làm giới lái súng vô cùng bất măn nên họ nói đó là sự phản bội. Họ cảnh báo sẽ không quên vụ này.
Hay Nhà máy động cơ Sich ở Zaporizhia cách Donetsk 140 km đă không thể xuất lô động cơ trực thăng quân sự sang Nga v́ lệnh cấm khiến họ rơi vào cảnh điêu đứng. Sau đó, họ đă xuất sang nước khác và biết chắc hàng từ nước thứ 3 cuối cùng cũng đến Nga. Victor Chuyko, chủ tịch của Hiệp hội chế tạo động cơ Hàng không cho biết họ phải lách luật để sống với lệnh cấm của ông Poroshenko.
Cuối tháng trước, giám đốc điều hành của Sich đă kư một thỏa thuận sơ bộ với công ty vũ khí của Belarus về việc xuất động cơ tên lửa. Họ biết chắc rồi các động cơ này sẽ sang Nga nhưng Alexander ư giải: "Đôi khi, một số lợi ích kinh tế mâu thuẫn với lợi ích của đất nước".
Phe lái súng từng rất ủng hộ lật ông Yanukovych v́ nghĩ rằng chính quyền cũ không giúp công việc bán vũ khí của họ ăn nên làm ra. Nhưng khi chính quyền mới không giúp họ bán súng nhiều hơn mà lại cản trở việc làm ăn của họ th́ hăy coi chừng. Alexander nói: "Tôi ghét phải dự đoán nhưng không ai biết các tiểu đoàn Maidan có trở lại Kiev hay không". Với chiến binh Maidan th́ phe lái súng chi cần ngỏ lời kèm tiền là sẽ có rắc rối. Và cũng đừng quên chính lực lượng tự vệ mà phe lái súng tạo ra cũng có thể hóa thành Maidan.
tm
|