Việc NHNN ban hành Thông tư 29/2013/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú được cho là bước tiếp theo được xem là động thái tiếp tục siết cho vay ngoại tệ, hạn chế đô la hóa.
Ngân hàng sẽ siết vay ngoại tệ. Ảnh: Như Ư.
Khoanh vùng DN được vay
Tại Thông tư 29, NHNN quy định rơ trách nhiệm của TCTD trong việc cho vay ngoại tệ. Cụ thể, khi TCTD cho vay phải thẩm định và đảm bảo dự án, phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng có khả thi, hiệu quả, khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, có khả năng thu hồi nợ đúng hạn (gốc và lăi).
Cũng theo Thông tư 29, từ năm 2014, các TCTD chỉ được phép cho vay vốn ngoại tệ đối với 4 nhóm doanh nghiệp. Theo đó, cho vay ngắn, trung và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đối với doanh nghiệp có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
Đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu năm 2014, có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu, nhưng không có hoặc không đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất - kinh doanh để trả nợ vay, chỉ được vay ngắn hạn. Quy định này thực hiện đến hết ngày 31/12/2014. Bên cạnh đó, cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam đối với doanh nghiệp có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.
Nhóm doanh nghiệp này, khi được TCTD giải ngân vốn cho vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho TCTD cho vay theo h́nh thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Quy định này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2014.
Nhóm cuối cùng, cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các dự án, công tŕnh quan trọng quốc gia được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và đă được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Nhu cầu vay ngoại tệ giảm
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, đến cuối tháng 11, dư nợ cho vay bằng tiền đồng tăng 12,1%, trong khi dư nợ cho vay ngoại tệ giảm 22,1% so với cuối năm 2012. Tín dụng ngoại tệ giảm là nguyên nhân làm tín dụng năm nay tăng trưởng thấp.
Liên quan đến tín dụng ngoại tệ, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Tiến Đông cho biết: Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2014, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ rất cao vào khoảng 10% trong cơ cấu tăng tín dụng. Tuy nhiên đến nay tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ở mức 12,8%. Điều đó cũng đồng nghĩa: nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế không lớn như trước đây. Việc “siết” cho vay ngoại tệ với một số đối tượng mà NHNN vừa ban hành sẽ ảnh hưởng thế nào đến DN cần vốn xuất nhập khẩu từ nay đến Tết âm lịch? Ông Đông cho hay: Đúng là NHNN có hạn chế đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ nhưng việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến nhập khẩu của các DN phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. “Hiện các NHTM đều đang dồi dào cả nguồn vốn ngoại tệ và VNĐ đều có khả năng đáp ứng được cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế...”- ông Đông nói.
Vụ trưởng Vụ tín dụng bật mí NHNN đang cân nhắc xem xét việc mở rộng đối tượng vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp ở lĩnh vực ưu tiên. Về tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cơ bản các lăi suất hiện nay cho vay giữa VNĐ và ngoại tệ không chênh lệch lớn so thời điểm đầu năm 2014. Cho đến thời điểm này tăng trưởng tín dụng ở mức 11% th́ tín dụng bằng ngoại tệ chỉ tăng 12,8% và chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ. Tăng trưởng nội tệ cũng đạt được ở mức khoảng 11% và dự kiến từ nay đến 31/12 th́ tăng trưởng tín dụng nội tệ sẽ tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ở mức khoảng 13%.
Phó tổng giám đốc một NHTM th́ phân tích: “Hiện nay lăi suất cho vay ngoại tệ ở mức 5-7%/năm, trong khi lăi suất vay tiền đồng tại nhiều NH áp dụng cao nhất cũng 9-11,5%/năm. Riêng các doanh nghiệp có sức khỏe tốt, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đă được NH cho vay với mức lăi suất chỉ 6,5-7%/năm. V́ thế, nếu không thật sự cần ngoại tệ, doanh nghiệp nên vay tiền đồng để tránh rủi ro tỷ giá”.
Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2017-2018 sẽ không c̣n tiền gửi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ trong hệ thống NHTM. Tại Thông tư 29 NHNN cũng kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay ngoại tệ, khi yêu cầu các TCTD phải báo cáo cụ thể về nguồn vốn bằng ngoại tệ để thực hiện cho vay, đồng thời cam kết và đảm bảo cân đối được nguồn vốn bằng ngoại tệ phù hợp với thời hạn, mức vốn cho vay và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng và các nội dung, thông tin cung cấp tại văn bản đề nghị.
TP