Kịch bản xảy ra vào 1998 đang diễn ra trong hiện tại. Tuy nhiên 2014 có nhiều điểm khác biệt so với năm 1998, đủ để đảm bảo cho một vài nước thoát khủng hoảng, Bloomberg nói.
Giá dầu đang sa sút. Đồng tiền của các thị trường mới nổi đang mất giá. Venezuela th́ quay cuồng với khủng hoảng tài chính, c̣n Nga chấp chới bên bờ vực vỡ nợ và đồng ruble thả dốc không phanh.
Kịch bản trên xảy ra vào năm 1998, và nó cũng đang diễn ra trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên 2014 có nhiều điểm khác biệt so với năm 1998, đủ để đảm bảo cho một vài nước thoát khủng hoảng.
Ảnh minh họa.
Trước tiên, cùng điểm lại những nét tương đồng giữa hai thời kỳ. Đầu tiên là giá dầu. Giá dầu thô đă tụt 48% kể từ tháng Sáu xuống c̣n 55 USD/thùng, bóp nghẹt các nhà xuất khẩu từ Venezuela, Nga đến Nigeria. Các hợp đồng hoán đổi nợ xấu cho thấy khả năng Venezuela vỡ nợ trái phiếu trong ṿng 5 năm lên tới 97%.
Nền kinh tế của Nga, hiện đang chịu lệnh cấm vận từ Mỹ và Liên minh châu Âu v́ khủng hoảng tại Ukraine, sẽ giảm tới 4,7% nếu giá dầu vẫn kẹt tại mốc 60USD/thùng, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết.
Tiếp theo, nhiều đồng tiền mất giá. Chỉ số tiền tệ của Bloomberg theo dơi 20 đồng tiền của nền kinh tế mới nổi được giao dịch nhiều nhất đă rớt xuống đáy trong ṿng 11 năm vào ngày 15/12. Đồng nội tệ Nga tuột mức 64 ruble đổi 1 USD lần đầu tiên trong lịch sử, c̣n đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ chạm đáy thấp nhất một thời đại (chiều 16/12 chạm mốc 80 Rúp đổi 1 USD). Trong khi đó, tỷ giá rupiah của Indonesia lùi về mức thấp ngang năm 1998.
Giữa thời khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998, các quốc gia từ Thái Lan đến Malaysia bỏ cuộc trong việc cầm cương tỷ giá đồng nội tệ, khiến 1 nửa giá trị đồng baht bay hơi trong ṿng 6 tháng.
Người dân Hàn Quốc th́ xếp hàng dài trên phố để quyên góp trang sức vàng, hỗ trợ chính phủ đổ đầy kho ngoại tệ trống rỗng, cứu đồng won sụt giá thê thảm. Sau nữa là chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Fed vừa tăng lăi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006, "đe nẹt" sẽ rút vốn từ các quốc gia đang phát triển.
Trong năm ngoái, Ngân hàng Thế giới ước tính ḍng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển có thể tụt xuống 50% nếu lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng 1 điểm phần trăm.
Các nước thâm hụt cán cân thương mại nặng nề, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Brazil cũng bị phơi nhiễm. Tương tự đối với Malaysia, nơi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đóng góp 30% vào nợ chính phủ. Một loạt chính sách tăng lăi suất từ phía Fed vào giữa thập niên 90 đă góp phần đẩy tiền tệ nhiều nước châu Á lao dốc, cuối cùng dẫn tới Nga vỡ nợ.
Nhưng thời thế đă có nhiều khác biệt. Đầu tiên phải để đến tỷ giá hối đoái mềm dẻo. Nhiều quốc gia đang phát triển đă cho phép thả nổi đồng tiền, rời xa neo đậu tỷ giá như hồi khủng hoảng cuối thập niên 90. Trong lúc tiền tệ mất giá tạo điều kiện cho lạm phát gia tăng, chúng cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi hỗ trợ tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Tiếp đến là quy mô kho dự trữ ngoại hối. Các quốc gia đang phát triển đă bành trướng lượng ngoại hối dự trữ so với thời cuối những năm 1990. Điều này giúp họ miễn kháng đối với biến động trên thị trường tài chính. Tổng cộng, các thị trường mới nổi dự trữ 8.100 tỷ USD ngoại hối, cao hơn nhiều lần so với khoản 659 tỷ USD năm 1999.
Kế đến là kiểm soát nợ. Thay v́ vay mượn bằng đồng USD, hầu hết các chính phủ chuyển sang huy động vốn dưới dạng đồng nội tệ, cho phép họ trang trải nợ mà không phải rút từ dự trữ ngoại hối.
Các khoản nợ ngoại hối chiếm 26% tổng GDP các nền kinh tế mới nổi trong năm 2013, giảm 40% so với năm 1999, theo số liệu Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Cuối cùng là lăi suất. Mặc dù lăi suất đang leo dốc tại một số quốc gia đang phát triển, chúng vẫn chưa chạm tới mốc của năm 1998.
Nga vừa nâng lăi suất thên 6,5% lên 17%, có hiệu lực vào ngày 16/12. Brazil cũng vừa nâng lăi suất lên 11,75%, nhưng vẫn chưa bằng một nửa mức của thời khủng hoảng tài chính.
Zing.vn