Hành động xâm lấn của Nga ở Ukraina, khiến các nước vùng Baltic, từng bị Liên Xô chiếm đóng suốt nữa thế kỹ, phải gia tăng chi tiêu quân sự, v́ sợ những tham vọng chủ quyền của Matxcơva.
Máy bay của Nato tập trận trên bầu trời vùng Baltic hôm 20/11/2014.REUTERS/Ints Kalnins
Dĩ nhiên là trước một lực lượng áp đảo như quân đội Nga, quân đội các nước vùng Baltic không thể nào chống cự lại được trong trường hợp bị tấn công. Thế nhưng, theo lời một nhà phân tích Litva, Aleksandras Matonis, thật ra các nước Baltic chỉ làm sao có đủ khả năng đẩy lùi cuộc tấn công đầu tiên và chứng tỏ quyết tâm kháng cự, trong khi chờ Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO đến ứng cứu.
Theo nhà phân tích này, trong kịch bản tồi tệ nhất, nếu các nước Baltic bị tấn công và NATO khởi động các kế hoạch pḥng thủ, cũng phải mất một thời gian trước khi Liên minh có thể can thiệp. Các nước Baltic phải chống đỡ và đẩy lui đợt tấn công đầu tiên bằng chính phương tiện của riêng ḿnh.
Ba nước Estonia, Latvi và Litva đă mua thêm nhiều vũ khí và gia tăng ngân sách quân sự sau khi Nga sát nhập vùng Crimée và yểm trợ phiến quân ly khai ở miền Đông Ukraina.
Vào đầu tuần này, thủ tướng Estonia Taavi Roivas đă so sánh những sự kiện nói trên như là một sự « biến đổi khí hậu », tức là trong nhiều năm nữa, t́nh trạng an ninh sẽ giống như hiện nay.
Sau khi giành lại độc lập vào năm 1991, ba nước vùng Baltic đă gia nhập Liên hiệp châu Âu và khối NATO vào năm 2004 để bám rễ chắc hơn vào Tây Âu. Đặc biệt, khối NATO đă cam kết là bất cứ cuộc tấn công nào vào một nước thành viên đều sẽ bị xem là tấn công vào toàn bộ Liên minh.
Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ gần đây, thủ tướng Estonia đă cho rằng sự hiện diện của khối NATO ở vùng Baltic phải được gia tăng. Nhưng bản thân ba nước Baltic cũng đă cụ thể hóa quyết tâm gia tăng chi tiêu quân sự.
Ngày 09/12 vừa qua, bộ trưởng Quốc pḥng Estonia đă kư với Hà Lan hợp đồng quân sự lớn nhất trong lịch sử nước này, mua 44 xe chiến đấu CV90 và 6 xe tăng Leopard. Trước đó một tháng, Estonia cũng đă mua của Mỹ 40 dàn phóng tên lửa địa đối không Stinger, trị giá tổng cộng 40 triệu euro.
Về phần Latvi tháng 8 vừa qua đă mua 123 xe chiến đấu của Anh quốc, với tổng trị giá 48 triệu euro. Tháng 11, họ cũng kư một hiệp định với Na Uy về việc mua 800 hệ thống chống tăng Carl Gustav và 100 xe tải.
Riêng Litva th́ quay sang nước láng giềng Ba Lan để đặt mua hệ thống pḥng không GROM trị giá 34 triệu euro và dự tính bỏ ra thêm 20 triệu để mua tên lửa Javelin của Hoa Kỳ.
Như vậy là chỉ trong ṿng 6 tháng, ba quốc gia vùng Baltic, với dân số tổng cộng chỉ có hơn 6 triệu người, đă chi ra 300 triệu euro cho các thiết bị quân sự. Chi tiêu quân sự trong cả năm 2014 của ba nước này lên tới 1,2 tỷ euro. Nhưng dĩ nhiên là số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với con số khổng lồ 60 tỷ euro chi tiêu quân sự của Nga ( 3,4% GDP ).
Mối lo của ba nước Baltic càng tăng thêm với những hoạt động của quân đội Nga ở sát biên giới của họ. Hiện nay, ngày nào phi cơ quân sự của Nga cũng bay gần đó. Trong hai ngày cuối tuần 06 và 07/12, phi cơ của khối NATO đă nhiều lần cất cánh để « hộ tống » các oanh tạc cơ của Nga.
Ngày 08/12 vừa qua, Litva đă nâng cấp độ báo động sau khi thấy có một đội chiến hạm Nga 22 gồm 22 chiếc đi vào vùng biển Baltic, trong đó có một hộ tống hạm, chỉ cách lănh hải Litva có 5 km.
Thanh Phương/rfi