Một trong các ứng cử viên sáng giá nhất thay thế cho ông Hagel là bà Michele Flournoy, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Mỹ đặc trách về chính sách giai đoạn 2009-2012, đă nhanh chóng rút khỏi danh sách ứng cử viên. Bà Flournoy khẳng định với trang web "Politico" rằng bà sẽ không tham gia cuộc đua vào Lầu Năm Góc.
Hiện hai nhân vật khác được cho là có tiềm năng "kế nhiệm" ông Hagel là cựu Thứ trưởng Quốc pḥng Ashton Carter - nhân vật được cho là có công trong việc cải cách các thủ tục cùng nhiều chương tŕnh mua sắm vũ khí đắt đỏ và cồng kềnh. Tuy nhiên ông cũng là người từng có mâu thuẫn với các quan chức Nhà Trắng - và Thứ trưởng Quốc pḥng Robert Work.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái), Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel (giữa) và Phó Tổng thống Joe Biden tại lễ từ chức của ông Hagel ở Washington, DC., ngày 24/11. Ảnh: AFP/ TTXVN .
Cho dù là ai được chỉ định vào vị trí bộ trưởng quốc pḥng đi nữa th́ họ cũng sẽ phải làm việc chặt chẽ với đội ngũ an ninh của ông Obama và đây không phải công việc dễ dàng.
Sau khi bà Flournoy tự rút khỏi danh sách đề cử, nhiều chuyên gia nhận định các ứng cử viên tiềm năng khác có thể cũng sẽ rút lui do thời gian họ tại nhiệm (nếu đảm nhận vị trí bộ trưởng quốc pḥng) là khá ngắn, đồng thời họ cũng lo ngại không biết có được hoạt động độc lập với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) hay không.
Những phức tạp trong việc t́m kiếm một tân bộ trưởng quốc pḥng xuất hiện cùng lúc với nhiều chi tiết xung quanh sự ra đi của ông Hagel. Ông Hagel đă đệ đơn từ chức vào ngày 24/11 sau hàng loạt cuộc thảo luận giữa ông và Tổng thống Obama. Động thái này cho thấy ông chủ Nhà Trắng không muốn ông Hagel tiếp tục tại nhiệm.
Tổng thống Obama và Bộ trưởng Hagel đă có tổng cộng ba cuộc gặp kể từ cuối tháng 10/2014, và lần gần đây nhất là vào ngày 18/11. Một quan chức cấp cao trong chính quyền, có mối quan hệ khá gần gũi với Bộ trưởng Hagel, trao đổi với CNN: "Bộ trưởng Hagel không muốn mang tiếng là bị sa thải... Sau ba cuộc gặp với Tổng thống, ông ấy hiểu rơ chuyện ǵ đang diễn ra".
Quan chức này cho rằng sau cuộc gặp cuối cùng, Bộ trưởng Hagel đă quyết định rằng ông "sẽ không t́m cách chiến đấu" để tiếp tục tại nhiệm, và thay vào đó là đệ đơn từ chức "để Tổng thống có thể lựa chọn" hướng giải quyết khác. Theo quan chức này, Bộ trưởng Hagel hoàn toàn b́nh thản với quyết định từ chức và cho rằng đó là hành động chính trực bởi "ông ấy hiểu rơ rằng chính quyền không c̣n mặn mà với ḿnh nữa".
Bộ trưởng Hagel từng hứng chịu không ít chỉ trích cho rằng ông chỉ là người triển khai các chính sách của Nhà Trắng chứ không phải là một thành viên năng động trong nhóm cố vấn ṿng trong của Tổng thống Obama - những người giúp đề ra những sáng kiến và lựa chọn mới. Tuy nhiên, quan chức nói trên đă phủ nhận quan điểm này và nhấn mạnh "ngay cả (Ngoại trưởng) John Kerry cũng không thuộc nhóm này".
Ông cho rằng mặc dù Bộ trưởng Hagel hiếm khi phát biểu trong các hội nghị quy mô lớn, song ông luôn cố gắng tham gia các vấn đề quan trọng. Quan chức này cho biết tháng 9 vừa qua, ông Hagel từng viết một ghi nhớ nội bộ cho Tổng thống Obama và NSC, trong đó "yêu cầu" chính quyền cần có những biện pháp nhằm "tích cực và chủ động đối phó với (Tổng thống Nga) Vladimir Putin".
Bà Michele Flournoy, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Mỹ, ứng cử viên sáng giá nhất thay thế ông Chuck Hagel, đă khẳng định sẽ không tham gia cuộc đua vào Lầu Năm Góc.
Tuy không thể hiện công khai song điều mà nhiều người có thể nhận thấy là Bộ trưởng Hagel đă ngày càng thất vọng trước việc ra quyết định của NSC, nhóm cố vấn bị cho là có cách "điều hành vi mô" quá đà - quan điểm cũng được hai người tiền nhiệm của ông Hagel là Leon Panetta và Robert Gates chia sẻ trong các cuốn sách và nhiều tuyên bố trước công luận.
Không chỉ vậy, trên thực tế, Bộ trưởng Hagel cũng tỏ ra khá thất vọng trong nhiều vấn đề quan trọng mà ông từng bày tỏ quan điểm cụ thể. Ông từng đề xuất chính quyền Mỹ nhanh chóng gửi viện trợ phi sát thương cho Ukraine, và cũng từng viết một bản ghi nhớ nội bộ kêu gọi Mỹ có cách tiếp cận về mặt quân sự và ngoại giao rơ ràng hơn trong vấn đề Syria. Lầu Năm Góc đều biết rơ rằng cả hai bản ghi nhớ kể trên đều bị NSC phớt lờ.
Giới quan sát cho rằng nhiều khả năng phiên điều trần của người kế nhiệm ông Hagel sẽ không thể diễn ra trước tháng 2/2015 và tân bộ trưởng quốc pḥng sẽ chỉ có chưa tới hai năm tại nhiệm. Một số quan chức chính quyền trao đổi với CNN rằng Nhà Trắng biết rơ các cuộc điều trần sắp tới sẽ rất "khốc liệt" bởi Thượng nghị sỹ John McCain chuẩn bị đảm trách vị trí Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát Vũ khí Thượng viện và ông là người có nhiều quan điểm trái chiều với Nhà Trắng trong các hồ sơ Syria và Iraq.
Có thể nói, không chỉ phải trải qua một nhiệm kỳ bị rút ngắn, nhân vật kế nhiệm Bộ trưởng Hagel sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nhất là các mâu thuẫn với Quốc hội do phe Cộng ḥa kiểm soát trong nhiều vấn đề từ cuộc chiến với IS cho tới các khoản cắt giảm chi tiêu bắt buộc trong lương lai.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Đài BBC, ông Ernest Z. Bower - chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington DC - cho rằng việc ông Hagel ra đi làm dấy lên một câu hỏi ở châu Á về sự gắn kết trong đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Obama. Động thái này cũng đă gây thất vọng lớn cho châu Á.
Ông Bower nói thêm rằng: "Trong khi chưa rơ ai sẽ kế nhiệm ông Chuck Hagel và những người hiểu biết về châu Á như Jack Reed và Michele Flournoy không muốn tham gia vào danh sách đề cử chức bộ trưởng quốc pḥng Mỹ, con số ứng viên 'có chất lượng' xem ra rất ít ỏi. Đây có thể cũng là tín hiệu cho thấy ông Obama muốn có ai đó có thể dẫn dắt cuộc chiến chống IS ở Trung Đông một cách mạnh mẽ hơn, và điều này sẽ khiến cho nghị tŕnh cũng như nguồn lực dành cho châu Á một lần nữa lại bị Trung Đông soán mất".
(theo Người đưa tin)