Việc nhập khẩu một lượng lớn rác thải để tái chế từ nhiều quốc gia, đặc biệt là từ Anh, đă khiến nhiều con đường tại thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc, ngập trong “biển” rác.
Những đống rác khổng lồ tràn ra đường phố, gây cản trở giao thông cho người dân địa phương. Bất cứ khi nào ra đường, họ đều phải đeo khẩu trang để tránh mùi xú uế của phế liệu.
Ngành công nghiệp xử lư, tái chế rác thái tại Thẩm Quyến phát triển mạnh trong nhiều năm qua, thu hút một lượng lớn lao động, nhất là người nhập cư. Nhiều người chuyển việc từ những công ty nhà nước sang doanh nghiệp xử lư rác tư nhân để có thu nhập tốt hơn.
Thẩm Quyến nhập khẩu hàng tấn rác thải nhựa từ Anh và một số nước châu Âu khác đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân nơi đây. Dù người dân đă kiến nghị nên chính quyền rất nhiều lần nhưng đến nay t́nh trạng sống chung với rác vẫn chưa được cải thiện.
Rác tràn ra ḷng đường là cảnh quen thuộc tại đường phố Thẩm Quyến.
Khi mà phí chi phí để xây dựng và quản lư các băi rác đang gia tăng tại Anh, quốc gia này có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu rác thải sang Trung Quốc.
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về ngành kinh doanh rác thải khi nhập khẩu tới hơn 3 triệu tấn phế thải nhựa và 15 triệu tấn phế thải là giấy và b́a cứng mỗi năm, bao gồm một số lượng lớn từ Anh.
Trung Quốc nhiều năm qua vẫn được cho là “băi rác của thế giới”, với ngành kinh doanh phế liệu bùng nổ trong suốt 20 năm qua, tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục ngh́n người. Quốc gia đông dân nhất thế giới này sẵn sàng “hy sinh” sự trong lành của môi trường, mỗi năm nhập hàng triệu tấn phế thải từ các quốc gia khác.
Theo ông Norbert Zonnefeld, Giám đốc điều hành Hiệp hội tái chế thiết bị điện tử châu Âu, hàng năm có tới 15-20% trong số 2,2 triệu tấn phế thải kim loại và nhựa của khu vực châu Âu được bán sang Trung quốc.
Ông Kim Holmes, Giám đốc của Hiệp hội công nghiệp nhựa tái chế tại Washington, cho hay, khoảng một nửa số rác thải nhựa được thu thập để tái chế ở Mỹ đều được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Dantri
Express & Scotsman