Trung Quốc xếp thứ 3 về quân số quân sự, Nhật Bản đứng thứ 10 nhưng Tokyo lại có nền quốc pḥng hiện đại và quy mô nhất tại châu Á với các loại vũ khí cực kỳ tinh nhuệ.
Trên lư thuyết, Nhật là quốc gia không có quân đội chính quy và lực lượng quốc pḥng của họ vẫn được gọi với tên chính thức là Lực lượng Tự vệ (SDF). Nhưng thống kê cho thấy Nhật là nước có lực lượng vũ trang được trang bị tốt thứ 6 thế giới với ngân sách quốc pḥng 60 tỷ USD năm 2013. So sánh tương quan trực tiếp Trung - Nhật th́ Trung Quốc chiếm ưu thế hoàn toàn khi đo đếm những con số tuyệt đối với ngân sách quốc pḥng 188 tỷ USD.
Về số quân thường trực, Nhật chỉ có 247.000 so với 2,3 triệu của Trung Quốc. Theo chỉ số lực lượng quân sự toàn cầu (Flobal Firepower Index), thứ tự nhất, nh́, 3 lần lượt là Mỹ, Nga, Trung Quốc, trong khi Nhật chỉ xếp thứ 10.
Đừng gây sự với Nhật
Nhưng có đúng là quân đội Trung Quốc mạnh hơn Nhật? Trước hết, cần thấy thực tế rằng các xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật th́ Nhật đều có đồng minh là Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả nếu chỉ dựa vào sức ḿnh, quân đội ít hơn của Nhật vẫn có ưu thế lớn về sự tinh nhuệ so với Trung Quốc.
Phần lớn hệ thống vũ khí của Trung Quốc rất cần hiện đại hóa. Chỉ 450 trong 7.580 xe tăng của Trung Quốc là được xếp loại hiện đại. Chỉ 502 trong 1.321 máy bay chiến đấu có hiệu năng hoạt động thật sự, phần c̣n lại là những máy bay sửa chữa từ thời Liên Xô những năm 1970. Chỉ một nửa các tàu ngầm của Trung Quốc được đóng mới trong 20 năm qua. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh chỉ là “hàng dùng rồi bán lại” từ những năm 1980, quá nhỏ để có thể sử dụng cho phần lớn máy bay tầm xa.
Trong khi đó, SDF của Nhật được trang bị những thiết bị quân sự tối tân từ Mỹ. Trong những năm tới, Tokyo sẽ mua mới hàng loạt tàu khu trục chống tên lửa, tàu ngầm, tàu đổ bộ, máy bay do thám, máy bay chiến đấu….
Các đảo chính của Nhật c̣n được bảo vệ vững chắc bởi những hệ thống pḥng thủ tên lửa hiện đại như Standard Missile-3 (SM3) và Patriot Advanced Capability-3 (PAC3). Những tên lửa này đủ sức bắn rơi cả tên lửa đạn đạo bay ra bên ngoài bầu khí quyển trái đất.
“Nhật sở hữu lực lượng hải quân và không quân mạnh nhất ở châu Á. Tốt nhất là đừng gây sự với họ”, tiến sĩ Larry M. Wortzel, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu rủi ro và chiến lược châu Á, phân tích. Và Tokyo đang sở hữu nhiều loại vũ khí “khủng” đủ sức khiến Trung Quốc lo sốt vó.
Tàu ngầm động cơ diesel - điện lớp Soryu
Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật là loại tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới .
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật là loại tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới. Được trang bị ngư lôi và tên lửa Sub-Harpoon, tàu ngầm lớp Soryu có thể bắn tên lửa đạn đạo để đánh chặn các vụ tấn công tên lửa của kẻ thù. Hải quân Nhật đang sử dụng 8 chiếc lớp Soryu.
Do căng thẳng với Trung Quốc leo thang, Nhật quyết định tăng lực lượng tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc. Giới quan sát cho biết Tokyo đang triển khai tàu ngầm gần quần đảo Senkaku và Ryukyu để trấn biển Hoa Đông và biển Nhật Bản pḥng nguy cơ bị tấn công.
Sức mạnh tàu ngầm của Nhật là mối lo lớn đối với Trung Quốc, bởi quân đội Trung Quốc rất thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực chiến tranh chống tàu ngầm. Các chuyên gia cho biết thủy thủ tàu ngầm Nhật được đào tạo hết sức bài bản và có tŕnh độ tương đương Mỹ.
"Viên ngọc" F-15J
Chiến đấu cơ F-15J do Nhật sản xuất.
“Viên ngọc” trên vương miện của Lực lượng Tự vệ trên không Nhật (ASDF) là chiến đấu cơ F-15J, do hăng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất dựa trên thiết kế của chiếc American F-15 Eagle. Chiếc F-15J được trang bị tên lửa hồng ngoại AAM-5 và tên lửa định vị bằng radar.
ASDF đang sở hữu hơn 200 chiếc F-15J và chúng được cập nhật hàng năm. Năm 2013, ASDF đă triển khai loại máy bay chiến đấu này 567 lần để ngăn chặn máy bay nước ngoài xâm phạm không phận Nhật, chủ yếu là máy bay Trung Quốc. ASDF đang triển khai một đội 20 chiếc F-15J để giám sát quần đảo Senkaku và Ryukyu.
Dù có tuổi đời khá cao nhưng máy bay F-15J vẫn được đánh giá là có sức mạnh tương đương bất kỳ loại chiến đấu cơ nào Trung Quốc đang sở hữu. Ngoài ra, Nhật cũng đang hỏi mua máy bay chiến đấu siêu hiện đại F-35 Lighting II của Mỹ để tăng cường sức mạnh pḥng không.
Tàu khu trục tên lửa lớp Atago
Tàu khu trục lớp Atago của lực lượng Nhật.
Hai tàu khu trục tên lửa lớp Atago là những tàu chiến lợi hại nhất của Nhật, được trang bị tên lửa đất đối không SM-2, tên lửa đánh chặn SM-3, tên lửa chống tàu ngầm ASROC. Ngoài ra tàu khu trục này c̣n có 8 tên lửa chống tàu SSM-1B và nhiều loại vũ khí khác. Tàu khu trục lớp Atago c̣n có thể chở theo máy bay trực thăng SH-60 Seahawk.
Là phiên bản cải tiến của tàu khu trục lớp Kongo, tàu Atago được trang bị hệ thống pḥng thủ tên lửa Aegis nhằm đối phó với nguy cơ tấn công tên lửa từ Triều Tiên. Chính phủ Nhật xác định Trung Quốc cũng là một mối đe dọa tên lửa nên đang đóng thêm hai tàu Atago khác.
Như vậy, Nhật có tổng cộng 8 tàu khu trục có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, và đây là một lá chắn pḥng không cực kỳ vững vàng. Nếu xung đột với láng giềng nổ ra, hạm đội tàu có hệ thống Aegis của Nhật thừa sức che chắn để ngăn phóng tên lửa đạn đạo tấn công các tàu và căn cứ quân sự của Nhật và Mỹ ở Thái B́nh Dương. Tàu Atago c̣n có khả năng trở thành lá chắn pḥng không để bảo vệ các quần đảo Senkaku và Ryukyu mà Trung Quốc nḥm ngó.
Tàu khu trục lớp Izumo
Tàu khu trục trực thăng JS Hyuga của Lực lượng pḥng vệ biển Nhật. Tàu lớp Izumo c̣n lớn hơn và hiện đại hơn.
Tàu khu trục lớp Izumo là phiên bản mới, lớn hơn so với hai tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga của Nhật. Dài hơn 243 m, tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo là tàu chiến lớn nhất tại Nhật.
Chiếc Izumo đầu tiên sẽ được đưa ra biển vào tháng 3/2015 và chiếc thứ hai cũng sớm đi vào hoạt động sau đó. Tàu Izumo có nhiều điểm tương tự tàu sân bay và có thể chở 14 máy bay trực thăng tấn công.
Được trang bị trực thăng chống ngầm SH-60, mỗi tàu Izumo có khả năng ḍ t́m tàu ngầm trên một vùng biển rộng lớn. Tàu khu trục Izumo c̣n có thể trở thành chiếc tàu đổ bộ lợi hại.
Trong một cuộc tập trận năm 2013 với quân đội Mỹ, tàu khu trục lớp Hyuga JS Hyuga đóng vai tṛ như một sân bay trên biển cho máy bay vận tải CH-47 Chinook và trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Tàu lớp Izumo c̣n có thể làm nhiệm vụ đó tốt hơn tàu lớp Hyuga. Giới chuyên gia cho biết lực lượng Nhật sau khi mua máy bay F-35 có thể cho loại máy bay này cất cánh từ tàu lớp Izumo. Đây là loại tàu cực kỳ linh động, rất đáng ngại đối với Trung Quốc bởi có thể săn t́m hiệu quả tàu ngầm Trung Quốc trên một vùng biển rộng lớn.
Có chức năng đổ bộ, tàu Izumo thừa sức chuyên chở bộ binh Nhật tới các đảo xa. V́ thế trên biển Hoa Đông, Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật không hề e ngại Trung Quốc.
Tiềm lực quốc pḥng của Nhật
Nhân lực: dân số: 127 triệu; có thể tham gia quân ngũ: 44 triệu; lực lượng thường trực: 247.000; lực lượng dự bị: 58.000.
Hệ thống trên bộ: 767 xe tăng, 3.000 xe bọc thép, 99 hệ thống phóng tên lửa đa năng, 492 hệ thống pháo.
Không quân: 1.595 máy bay, bao gồm 584 máy bay chiến đấu, 494 máy bay vận tải, 423 máy bay cho công tác huấn luyện, 671 trực thăng, 175 trực thăng chiến đấu.
Hải quân: 131 tàu, bao gồm 1 tàu sân bay, 45 tàu khu trục, 16 tàu ngầm, 6 tàu pḥng vệ bờ biển, 29 tàu thả thủy lôi.
Theo Chiêu Văn - Sơn Hà/Tuổi Trẻ