Tàu cần trục lớn nhất thế giới, có khả năng vận chuyển các giàn khoan, đă khởi hành từ xưởng đóng tàu tại Hàn Quốc để tới cảng Rotterdam, Hoà Lan.
Tàu Pieter Schelte rời Hàn Quốc ngày 19/11 và dự kiến sẽ tới Hoà Lan vào tháng 12.
Tàu dài rộng 124 m và dài 382, tương đương với chiều cao của ṭa nhà Empire State Building tại New York, Mỹ.
Được thiết kế để vận chuyển các giàn khoan dầu ngoài khơi, con tàu được cho là tiêu tốn gần 2,97 tỷ USD để chế tạo.
Pieter Schelte được công ty Allseas của Thụy Sỹ, vốn chuyên về lắp đặt đường ống trên biển và xây dựng dưới biển, đặt đóng. Nó được mệnh danh là con tàu lớn nhất thế giới, dù danh hiệu này đang c̣n tranh căi.
Không giống các tàu chở dầu hoặc tàu container, tàu cần trục chuyên nâng các vật nặng và thường trợ giúp việc thi công xa bờ.
Khi đến cảng Rotterdam, con tàu sẽ được đưa tới Maasvlakte 2, một khu vực mở rộng của cảng, nơi một địa điểm đặc biệt sẽ được dành để tàu neo đậu.
Sau đó, tàu sẽ tới dự án đường ống South Stream (Ḍng chảy phương Nam) trên Biển Đen để đặt các đường ống tại đó.
Con tàu sẽ được sử dụng để lắp đặt và di dời các dàn khoan dầu mỏ và khí đốt xa bờ cũng như đặt các đường ống.
Công ty Allseas cho hay tàu Pieter Schelte, được tập đoàn công nghiệp nặng Daewoo chế tạo tại Hàn Quốc, có thể nâng được các vật nặng 48.000 tấn.
Tuy nhiên, công cho biết sẽ chế tạo một con tàu thậm chí lớn hơn. Allseas đang lên kế hoạch chế tạo một tàu chị em với nó, dài 400 m và rộng 160 m.
Có khả năng nâng các vật nặng 77.000 tấn, con tàu nói trên sẽ có thể hoạt động tại những giàn khoan dầu lớn nhất thế giới và dự kiến đi vào hoạt động năm 2020.
Danh hiệu con tàu lớn nhất thế giới rất khó xác định, nhưng tàu nổi lớn nhất hiện đang hoạt động là Shell Prelude, dài 488, một tàu chở khí hóa lỏng neo đậu tại một cảng của Hàn Quốc.
Nhưng Shell Prelude lại không thể tự di chuyển, dẫn tới những hoài nghi rằng liệu có thực sự là một con tàu hai không.
Tàu dài nhất thế giới có thể di chuyển là loại tàu chở hàng Maersk Triple E, dài 400 m, cũng do hăng đóng tàu Daewoo chế tạo.
BBC