Quân đội Mỹ rất sợ bị Trung Quốc (TQ) "phỗng tay trên" bí mật công nghệ quân sự, nhưng đành phải gửi một chiếc vận tải cơ C-17 hạng nặng tham dự triển lăm hàng không Airshow China ở TQ, v́ bị âm thế kẹt.
Lầu Năm Góc từ lâu nghi ngờ TQ và Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) không minh bạch và đánh cắp các bí mật quân sự của Mỹ. Hồi tháng 8, một người TQ bị truy tố v́ tội giúp đỡ hai tin tặc ăn cắp dữ liệu của các máy bay phản lực, gồm công nghệ của C-17.
C-17 là một máy bay vận tải thiết yếu của quân đội Mỹ, tuy không dẫn đầu trong công nghệ quân sự của Mỹ. Nhưng dù có trang bị thiết bị nhạy cảm - gồm công nghệ được thiết kế để bảo vệ máy bay chống lại các cuộc tấn công- hay không, nó vẫn có thể có ích cho TQ.
Hồi tháng 1.2013, TQ đă giới thiệu Y-20, một máy bay vận tải “khủng” có bốn động cơ và kiểu dáng rất giống với C-17. Tuy nhiên động cơ phản lực của máy bay này nhỏ hơn nhiều so với C-17, và các chuyên gia cho rằng Y-20 vẫn thua kém chiếc C-17 sử dụng động cơ Pratt & Whitney.
Do đó, các chuyên gia an ninh lo ngại PLA "hớt" bí mật công nghệ quân sự, khi Mỹ phải đưa C-17 đến TQ dự triển lăm hàng không Airshow China 2014 ( tại Zhuhai, từ ngày 11 đến 16.11).
PLA có thể tham quan chiếc này khi nó đậu trên đường băng hoặc trong nhà đậu máy bay, chụp ảnh nội thất chiếc này, hoặc sử dụng công nghệ khác để PLA có thể tự thiết kế-sản xuất một kiểu riêng cho họ.
Chiếc Y-20 giống chiếc C-17
Nộp phí cao, ít biểu diễn
Quyết đinh đưa chiếc C-17 Globemaster III dự Airshow China tlà có lư do, theo các quan chức an ninh và quốc pḥng Mỹ nói với trang tin Defense One:
Chuyến thăm TQ- dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh của Tổng thống Barack Obama nhằm tăng cường các mối quan hệ song phương, chỉ ra rằng các yếu tố chính trị được đề cao hơn những lo ngại an ninh và pháp lư.
Có nhiều lư do chống việc đưa chiếc C-17 đến Airshow China: máy bay quân sự Mỹ tham gia tŕnh diễn với TQ và với chỉ hai quân đội nước ngoài khác là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Nga, lực lượng mà quân sự Mỹ đă cắt đứt liên hệ sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi đầu năm nay.
Và với việc phải nộp phí ít nhất 350.000 USD để được tham gia triển lăm này, một số quan chức trong chính phủ Mỹ đặt dấu hỏi tại sao phải đưa chiếc C-17 và 15 nhân viên không quân đến Zhuhai?
Nhưng bất chấp các quan ngại này, Lầu Năm Góc thừa nhận họ lâm thế kẹt, khuya 7.11 phải kư lệnh cử chiếc C-17 bay đi TQ, để tránh một thất bại ngoại giao ngay khi chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama chạm đường băng sân bay ở Bắc Kinh.
Một quan chức nói: “Đó chỉ là một ư tưởng tồi”.
Quyết định cử C-17 tham gia Airshow China xem ra bắt đầu từ lực lượng không quân Mỹ ở Thái B́nh Dương (PACAF) nhằm thể hiện tinh thần làm thân với TQ, tăng cường quan hệ giữa quân đội Mỹ với PLA.
Ư tưởng này được cho là sản phẩm trí tuệ của các lănh đạo không quân cấp cao ở Washington và Hawaii, nhưng chỉ vài quan chức chính phủ Mỹ mới biết vài tuần trước.
Nó được xem là “một em bé bẩn” của quân đội Mỹ, nên chẳng một cơ quan-đơn vị nào muốn lănh trách nhiệm thực hiện.
Suốt tuần qua, PACAF chuyển đề xuất lên chỉ huy không quân ở Lầu Năm Góc, và lănh đạo này “chuyền” nó về lại nơi tŕnh. Văn pḥng báo chí Lầu Năm Góc cũng làm thế.
"Thể theo yêu cầu của chính phủ TQ"
Cuối cùng, người phát ngôn không quân thừa nhận việc C-17 tham gia Airshow China là “thể theo yêu cầu của chính phủ TQ”. Nhiều quan chức Mỹ nói khi cần đến sự nhượng bộ lẫn nhau, TQ chẳng bao giờ có sự nhân nhân nhượng nào.
Trung tá Christopher Karns, phụ trách truyền thông của không quân tại Lầu Năm Góc, cho biết nhiệm vụ tham gia của C-17 có liên quan công tác cứu hộ nhân đạo, và dẫn thống kê gần 70 % thiên tai của thế giới xảy ra tại châu Á.
“C-17 sẽ thực hiện nhiệm vụ xây dựng ḷng tin và tăng cường quan hệ đối tác với TQ và các quốc gia châu Á- Thái B́nh Dương. C-17 phát thông điệp khả năng của không quân Mỹ trong việc cung cấp các hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai tại khu vực châu Á và khắp thế giới”, ông nói.
Việc mượn cớ là một hoạt động nhân đạo để biện hộ cho kế hoạch tham gia Airshow China của C-17 tại TQ là nhằm “lách luật” Mỹ. Luật Quốc pḥng Mỹ vào năm 2000 hạn chế tối đa việc chia sẻ-biểu diễn công nghệ quốc pḥng với TQ.
Nhưng có một ngoại lệ: phải chia sẻ-tŕnh diễn công nghệ quân sự khi liên quan hoạt động cứu trợ nhân đạo. V́ vậy, các quan chức lo ngại việc đưa C-17 đến Airshow China được che dấu bằng việc gắn nó vào hoạt động nhân đạo.
Cũng có nguy cơ chính trị trong việc đưa C-17 tham gia Airshow China, sau khi Mỹ phản đối Hàn Quốc tính đưa chiếc máy bay huấn luyện T-50 sản xuất bằng công nghệ của Mỹ ( dành cho chiếc F-16) đến cuộc triển lăm này.
Các quy định Mỹ không cho phép chia sẻ “công nghiệp đạn dược” hoặc quân sự cho các đồng minh. Hàn Quốc đă cáu v́ bị cấm nên mối quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn có thể xấu đi khi chiếc C-17 lại có mặt tại TQ.
Phi đội biểu diễn Black Hawk T-50 của không quân Hàn Quốc
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng ư tưởng gửi C-17 tham gia triển lăm đă được tính toán cẩn thận.
“Sau khi xem xét cẩn thận các tiêu chuẩn trong Quy định buôn bán vũ khí quốc tế và đánh giá cơ hội tăng cường các mối quan hệ với TQ, Bộ Ngoại giao và Văn Pḥng Bộ trưởng quốc pḥng đồng ư cho phép C-17 tham gia tŕnh diễn", một quan chức Bộ Quốc pḥng Mỹ cho biết.
Trong quá khứ, khi một máy bay phản lực của Mỹ muốn đến TQ cần phải có sự chấp thuận của tổng thống Mỹ.
Nhưng bốn năm trước, Tổng thống Obama đă nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với TQ, để đưa các máy bay C-130 “phi quân sự” vào lănh thổ TQ để khắc phục sự cố tràn dầu. Riêng việc nạp nhiên liệu ở TQ cũng phải có cái gật đầu của Nhà Trắng.
Mai Hà (theo Defense One)
MTG