Nếu tên thủ lĩnh bị Mỹ tiêu diệt, IS sẽ ngay lập tức có lănh đạo mới từ đội ngũ kế nhiệm được lựa chọn sẵn.
Tên thủ lĩnh khét tiếng của Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi
Trong những này qua, dư luận phương Tây xôn xao với thông tin thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi đă bị thương nặng trong một cuộc không kích của Mỹ, làm dấy lên nhiều tin đồn về số phận của kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố khét tiếng này.
Nhiều thông tin cho rằng thủ lĩnh IS đă bị thương trong một cuộc không kích của Mỹ
Đây không phải là lần đầu tiên bom Mỹ dội trúng một thủ lĩnh của IS. Hồi năm 2006, tên khủng bố Abu Musab al-Zarqawi, kẻ đứng đầu nhóm vũ trang tiền thân của IS ngày nay, đă thiệt mạng trong một vụ không kích của Mỹ. Tuy nhiên, cũng từ vụ không kích “chặt đầu rắn” này, nhiều người đặt câu hỏi, liệu IS có bị “suy yếu và tiêu vong” một khi thủ lĩnh của nó mất mạng bởi bom hay tên lửa Mỹ?
Kể từ khi phát động chiến dịch tấn công dữ dội vào Iraq, IS đă chứng minh một điều, chúng là một tổ chức vũ trang vô cùng ngoan cố và hùng mạnh. Điều đó đă được thể hiện nay trong việc chúng tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria hồi mùa hè vừa qua.
Theo các chuyên gia phân tích, việc đổi tên này đă chứng minh một điều rằng IS đă làm được thứ mà al-Qaeda không làm được, đó là từ một tổ chức khủng bố hoạt động lén lút trở thành một nhóm vũ trang công khai kiểm soát một lănh thổ rộng lớn. Và cũng khác với al-Qaeda, IS duy tŕ quyền kiểm soát lănh thổ của ḿnh bằng những hành động bạo lực khét tiếng với những vụ thảm sát, chặt đầu ghê rợn.
IS đang kiểm soát vùng lănh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria
Tâm điểm của “Nhà nước Hồi giáo” này chính là Baghdadi, kẻ có hấp lực rất lớn đủ để khống chế tất cả những tay chân thuộc quyền và xây dựng một bộ máy cai trị đầy đủ theo mô h́nh một nhà nước trên lănh thổ mà IS kiểm soát.
Trong tay của Baghdadi có đầy đủ một đội quân hùng hậu với hệ thống chỉ huy được tổ chức chặt chẽ, có nguồn tài chính dồi dào, cùng hệ thống ṭa án, cảnh sát riêng biệt để cai trị dân chúng.
Bởi vậy, việc Baghdadi có bị bom Mỹ tiêu diệt hay không sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến bộ máy cai trị đă được tổ chức chặt chẽ của IS, và bọn chúng sẽ không mấy khó khăn t́m kẻ kế nhiệm tên trùm khủng bố này.
Sau khi tên khủng bố Zarqawi bị tiêu diệt ở Iraq năm 2006, nhóm vũ trang của hắn đă lựa chọn ngay kẻ kế nhiệm là Abu Umar al-Baghdadi, kẻ cũng thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ vào tháng 4/2010. Và Abu Bakr al-Baghdadi chính là kẻ kế nhiệm thứ ba, chứng tỏ rằng IS đă có một lịch sử thay thế tên cầm đầu không mấy khó khăn.
Do đó, các chuyên gia phân tích cho rằng việc Mỹ cố t́nh t́m mọi cách để ám sát hay tiêu diệt Baghdadi sẽ không đặt dấu chấm hết cho IS hay khiến chúng thất bại trên chiến trường. Ngược lại, cái chết của tên này càng chỉ biến hắn thành một chiến binh tử v́ đạo của IS.
Tướng Mỹ về hưu James Marks nhận định: “Dù tên trùm bị tiêu diệt, IS lập tức sẽ có những tên lănh đạo mới thay thế. Hăy nhớ rằng giới lănh đạo của IS có nguồn gốc từ đội quân thiện chiến của Saddam Hussein. Chúng là những tên lănh đạo chuyên nghiệp, được huấn luyện rất bài bản”.
Theo chuyên gia Lauren Squires thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, Baghdadi và các tay chân thân cận của hắn đă lường trước được điều này và vạch ra thứ tự kế nhiệm rất rơ ràng đề pḥng trường hợp xấu nhất xảy ra.
Theo tổ chức Phân tích và Nghiên cứu Khủng bố, Baghdadi có một đội ngũ cố vấn cùng với hai trợ lư cấp cao nhất là Abu Muslim al-Turkmani, kẻ giám sát các hoạt động của IS ở Iraq, và Abu Ali al-Anbari, tên điều hành ở Syria.
Cả hai tên trợ lư này đều là những quan chức kỳ cựu trong quân đội Iraq từng phục vụ dưới quyền cố Tổng thống Saddam Hussein.
Chuyên gia Peter Neumann thuộc Đại học King nhận định: “Họ kế thừa các nguyên tắc kỷ luật và kỹ năng quân sự từ quân đội của Saddam để phục vụ cho IS trong các chiến dịch tấn công kẻ thù”.
Theo nhận định của các chuyên gia, al-Turkmani nhiều khả năng sẽ được lựa chọn làm kẻ kế nhiệm trong trường hợp Baghdadi bị tiêu diệt. Ông Neumann nói: “Hắn ta có nhiều phẩm chất nổi bật cả về chính trị lẫn quân sự, điều đó giúp hắn trở thành một ứng cử viên tiềm năng”.
IS có cả lực lượng cảnh sát chuyên thi hành luật Hồi giáo Sharia
Trong tay mỗi tên trợ lư cấp cao này là 12 “thống đốc” cai quản các khu vực khác nhau ở Iraq và Syria. Những “thống đốc” này đều có lực lượng quân sự, hành pháp, t́nh báo, tài chính và bộ máy tuyên truyền riêng.
Điều thú vị là bộ máy cai trị này của IS rất giống với mô h́nh của nhiều nước phương Tây, mặc dù nhiệm vụ chủ yếu của các hội đồng mà nó lập ra là phán quyết xem ai sẽ là người bị chặt đầu.
Mặc dù giữ vị trí tối cao trong bộ máy đó, Baghdadi vẫn có thể bị loại bỏ mà không cần đến bom hay các cuộc ám sát của Mỹ. Thế lực có thể thực hiện được điều này chính là Hội đồng Shura, tổ chức giám sát tôn giáo của IS.
Sơ đồ bộ máy lănh đạo của phiến quân IS
Hội đồng Shura có quyền lực lớn đến mức nó không chỉ giám sát việc các hội đồng địa phương và các “thống đốc” thể hiện sự trung thành với IS, mà nó c̣n có thể ra mặt chống lại thủ lĩnh Baghdadi.
Jasmine Opperman, chuyên gia tại tổ chức Phân tích và Nghiên cứu Khủng bố cho biết: “Hội đồng Shura có quyền yêu cầu Baghdadi ra đi nếu ông ta không tuân thủ các tiêu chuẩn tôn giáo của IS. Mặc dù điều này có thể không bao giờ xảy ra, nhưng điều đó cũng thể hiện quyền lực của hội đồng”.
Bà Opperman cho hay tất cả những vụ chặt đầu con tin phương Tây gần đây như nhà báo James Foley, Steven Sotloff hay nhân viên cứu trợ David Haines đều là phán quyết của Hội đồng Shura trên cơ sở luật Hồi giáo Sharia.