Thái độ lănh đạm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay được báo chí quốc tế b́nh luận, cho thấy tương lai hàn gắn quan hệ đôi bên c̣n rất mong manh.
Cuộc hội đàm hôm nay, kéo dài trong chưa đầy 30 phút, là lần gặp đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kể từ khi hai ông nhậm chức năm 2012.
|
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Ảnh: Reuters. |
Khi bắt tay nhau trước ống kính của báo chí toàn thế giới, ông Tập đă không cười hay nói ǵ. Tờ Syney Morning Herald của Australia nhận xét rằng cái bắt tay lịch sự nhưng ngôn ngữ cơ thể của hai nhà lănh đạo đă phản ánh thực tế rằng triển vọng làm ấm quan hệ hai nước vẫn c̣n trong trứng nước.
Gerry Curtis, giáo sư thuộc Đại học Columbia, nói sự thể hiện "cứng nhắc" của Chủ tịch Tập khi gặp Thủ tướng Abe là một cái gật đầu với người dân Trung Quốc, khi kư ức về thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng trong chiến tranh vẫn c̣n sâu đậm.
"Ông Tập phải quan tâm về việc cuộc gặp được đưa tin như thế nào ở Trung Quốc", Reuters dẫn lời giáo sư Curtis nói. "Nếu ông ấy trông giống như đang gặp người bạn thân th́ sẽ không ổn chút nào".
Theo Curtis, nếu bỏ qua yếu tố ngôn ngữ cơ thể, cuộc gặp là "bước tiến quan trọng và tích cực" hướng tới cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, việc tái xây dựng niềm tin giữa hai quốc gia là đối thủ trong một thời gian dài sẽ không hề dễ dàng.
Sự kiện lần này c̣n gợi nhớ đến cuộc giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, với sự hiện diện của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hồi tháng 3. Khi đó, Thủ tướng Abe đă nói bằng tiếng Hàn với bà Park rằng ông rất vinh dự v́ cuối cùng đă được gặp bà. Tuy nhiên, Tổng thống Park không trả lời. Quan hệ giữa hai quốc gia Đông Á này vẫn c̣n căng thẳng bởi vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền.
|
Từ trái qua, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp hồi tháng 3 tại The Hague, Hà Lan. Ảnh: AP. |
Tờ Wall Street Journal cho biết đây c̣n là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lănh đạo Trung Quốc và Nhật Bản kể từ sau lần gặp giữa thủ tướng Ôn Gia Bảo với người đồng cấp Yoshihiko Noda ở Bắc Kinh tháng 12/2011. Với Trung Quốc, cuộc gặp riêng với ông Abe có thể ngăn chủ dề tranh chấp phủ bóng APEC, hội nghị với sự tham gia của lănh đạo đến từ 21 nền kinh tế trên thế giới.
Cuộc gặp hôm 10/11 "diễn ra v́ một số lư do", Guardian dẫn lời Ronald Huiskin, một chuyên gia về an ninh Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Australia, nói. Theo Huiskin, thứ nhất, cuộc gặp tại APEC là cơ hội quan hệ công chúng cao cấp đối với chính phủ hai nước và không bên nào muốn bị gắn mác "tiêu cực và cứng rắn". Thứ hai, chính quyền Trung Quốc đă "nhận được đủ những thứ họ muốn nhận từ phía Nhật Bản trong thời kỳ đóng băng gần đây".
"Bắc Kinh muốn xem Nhật Bản sẵn sàng chịu nhượng bộ đến mức nào để giữ quan hệ ổn định với Trung Quốc", Huiskin nói. "Điều này khá rơ ràng qua những việc ông Abe đă thực hiện để có cuộc gặp ở Bắc Kinh".
Trung Quốc từng yêu cầu Thủ tướng Abe cam kết không tới thăm đền Yasukuni thờ binh sĩ chết trận, trong đó có cả tội phạm chiến tranh, ở Tokyo, trong nhiệm kỳ của ông. Hiện vẫn chưa rơ đă có cam kết nào được đưa ra hay chưa. Trong khi đó, Nhật Bản hy vọng khôi phục trao đổi hợp tác kinh tế với Trung Quốc, vốn bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, và mong muốn Bắc Kinh ủng hộ đối thoại về an toàn hàng hải trên biển Hoa Đông.
Trong lúc tâm lư chống Nhật vẫn c̣n mạnh tại Trung Quốc, việc Chủ tịch Tập sẵn sàng gạt bỏ căng thẳng sang một bên và gặp ông Abe c̣n mang lại cho ông vai tṛ của một chính khách thế giới.
"Cuộc gặp đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Trung - Nhật và đặt nền tảng tốt cho sự phát triển trong tương lai", AP dẫn lời Feng Lei, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Đạihọc Fudan ở Thượng Hải, nói. "Trung Quốc cần một môi trường quốc tế ổn định và ḥa b́nh để tăng trưởng; sự đối kháng tổng thể sẽ mang lại bất lợi cho cả hai bên".
Như Tâm