Các h́nh ảnh vệ tinh cho thấy có thể Trung Quốc đă nhận bàn giao một trong 3 máy bay tiếp dầu Il-78 theo hợp đồng kư với Ukraine.
H́nh ảnh vệ tinh của hăng
DigitalGlobe chụp vào giữa tháng 10 tại căn cứ không quân Trung Quốc Wuhan-Paozhuwan, tỉnh Hồ Bắc cho thấy, chiếc máy bay có kiểu dáng vận tải cơ Il-76 được lắp 3 thiết bị tiếp nhiên liệu UPAZ ở cánh và thân sau máy bay. Lưu ư, Il-76 vốn là nền tảng phát triển Il-78.
Theo Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), Trung Quốc đă kư hợp đồng với công ty quốc pḥng nhà nước Ukraine Ukrspetsexport mua 3 máy bay tiếp dầu trên không Il-78M đă qua sử dụng và 5 máy bay vận tải Il-76MD trong năm 2011 hoặc 2012.
|
Chiếc máy bay được cho Il-78 (màu trắng, bên phải) được nh́n thấy ở căn cứ không quân Trung Quốc.
|
Việc sở hữu Il-78 sẽ giúp cho các máy bay của Không quân Trung Quốc tăng tầm hoạt động lên nhiều lần. Một chiếc Il-78 có thể thực hiện tiếp dầu 1 lần với 8 máy bay chiến đấu, thông thường việc tiếp dầu cho 2 máy bay chiến đấu cùng lúc đạt 900 – 2.200 lít/phút. Tải trọng nhiên liệu của Il-78 là 50 tấn, tối đa có thể đạt 60 tấn (khoảng cách ngắn hơn).
Trước đó,
tạp chí Khán Hoà đă nhận định, sau khi trang bị máy bay tiếp đầu Il-78 của Ukraine, th́ bán kính tác chiến của phi đội máy bay chiến đấu J-16, Su-30MKK, Su-30MK2, máy bay trinh sát chiến lược KJ2000 của Trung Quốc ít nhất cũng tăng gấp 2 lần trở lên.
Một lần tác chiến pḥng không tầm xa, về lư thuyết th́ máy bay Su-30MKK cần phải thực hiện tiếp dầu trên không 2 lần, tất nhiên điều này cần phải xem xét đến khả năng của phi công. Thực tế cho thấy trong quá tŕnh bay thử nghiệm, sau khi máy bay Su-30MKK tiến hành tiếp dầu trên không, đă có thể bay liên tục hơn 12 giờ, toàn bộ Biển Đông đều nằm trong phạm vi tác chiến của Su-30MKK/MK2.
|
Su-27/30 Trung Quốc có thể đạt bán kính tác chiến gấp 2 lần trước kia.
|
Mà giá trị chiến lược lớn nhất sau khi máy bay Il-78 được trang bị cho Không quân Trung Quốc nằm ở chỗ máy bay chiến đấu J-16/Su-30MKK và máy bay tiếp đầu Il-78 đều có thể cất cánh từ các sân bay ven biển, tấn công mục tiêu đảo Guam (thuộc Mỹ) ngoài 3.700km, tất nhiên đây chỉ là giá trị lư thuyết.
Trước đây, Trung Quốc từng cố gắng phát triển máy bay tiếp dầu trên không dựa trên máy bay ném bom H-6. Tuy nhiên, thiết kế này tồn tại nhiều điểm yếu, ví dụ như tải trọng nhiên liệu kém, không thể tiếp nhiên liệu cho tiêm kích Su-27/30 hay J-16. Nó chỉ có thể đáp ứng một lượng nhỏ nhiên liệu cho tiêm kích hạng nhẹ J-10 và J-8II.
Hoàng Lê