Các doanh nghiệp Mỹ đă và đang âm thầm rời bỏ Trung Quốc để trở về quê hương hay di chuyển sang các quốc gia khác có nguồn nhân lực giá rẻ hơn, thị trường tài chính ít nguy cơ đổ vỡ hơn.
Theo một cuộc khảo sát do hăng tư vấn đầu tư The Boston Consulting Group (BCG – Mỹ) tiến hành, ngay từ cuối năm 2013, hơn một nửa số công ty lớn (có doanh thu trên 1 tỷ USD) của Mỹ đang làm ăn ở Trung Quốc đă âm thầm chuyển công việc sản xuất của ḿnh về Mỹ. Một số doanh nghiệp khác cũng cho biết, họ có kế hoạch tương tự, tức là “hồi hương” hoặc chuyển sang các thị trường khác.
Điểm dừng chân phổ biến của các doanh nghiệp này là dọc theo biên giới giáp với Mexico, nơi lao động giá rẻ khá dồi dào trong khi giá điện cũng thấp hơn hẳn so với ở Trung Quốc. Không chỉ có kế hoạch “rút lui” khỏi Trung Quốc, các doanh nhân Mỹ c̣n đang từng bước trả lời câu hỏi của người dân nước này: Tại sao không mang việc làm và lợi nhuận về nước? Và nếu kế hoạch của họ thành công, ngày mà hàng hóa Trung Quốc bị đánh bật khỏi thị trường Mỹ không c̣n quá xa.
Nhưng những lư do mang màu sắc chính trị có vẻ như không phù hợp với tinh thần của các doanh nhân Mỹ. Vậy điều ǵ khiến họ phải bỏ Trung Quốc mà đi? Theo phân tích của các nhà kinh tế học, nguyên nhân lớn nhất là yếu tố lợi thế về lao động giá rẻ ở Trung Quốc đă không c̣n và điều đó khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp bị thu hẹp.
Trong những thập niên trước, bằng dân số hơn 1 tỷ người và giá nhân công rẻ mạt, Trung Quốc đă thu hút được khá nhiều tập đoàn quốc tế đến làm ăn. Cũng bằng lợi thế này, người Trung Quốc sản xuất ồ ạt hàng hóa với giá cực rẻ để chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài. Nhưng trong xu thế tiền lương lao động ở châu Á ngày càng tăng lên, yếu tố nhân công không c̣n sức hấp dẫn.
Cũng theo khảo sát của BCG, trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, giá nhân công ở Trung Quốc đă ngang bằng nhân công ở Trung và Đông Âu, trong khi tŕnh độ tay nghề và tính chuyên nghiệp lại kém hơn hẳn. Thêm vào đó, trải qua hơn 3 thập kỷ phát triển nóng, Trung Quốc giờ đây khát năng lượng hơn ai hết và điều này cũng đẩy chi phí sản xuất tăng cao.
Trong lúc này, giá điện ở Mỹ lại có xu hướng giảm sâu c̣n nạn thất nghiệp ở các nước Mỹ Latinh sẽ là câu trả lời cho nguồn cung lao động giá rẻ cho các doanh nghiệp Mỹ.
Ông Nikita Maslennikov – Chuyên gia cao cấp của Viện Phát triển đương đại lư giải thêm: “Một lư do khác khiến các doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy lo sợ khi ở lại Trung Quốc là hệ thống tài chính của nước này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ suy sụp và vấn đề nợ của chính quyền địa phương ngày càng ph́nh to, có nguy cơ mất kiểm soát. Thêm vào đó, các nhà quản lư tiền tệ của Bắc Kinh vẫn không đủ minh bạch”.
Đến nay, lượng tiền tín dụng trong nền kinh tế Trung Quốc đă là hơn 200% GDP – đây là một con số đáng báo động bởi chỉ với 230%, kinh tế Nhật Bản đă sa vào suy thoái. C̣n tại Mỹ, khi cuộc khủng hoảng tín dụng bùng phát hồi năm 2008, con số này là 249% GDP.
Theo ông Nikita Maslennikov, những ǵ đang xảy ra ở Trung Quốc đă khiến các doanh nhân buộc ḷng phải t́m cách di chuyển khỏi vùng rủi ro.
Sự rút lui của các doanh nghiệp nước ngoài đă khiến nền kinh tế Trung Quốc tổn thương không ít. Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp của nước này chỉ dao động quanh mức dưới 7%, mức thấp nhất trong hai năm trở lại đây.
Xét về lư thuyết, sự quay lưng của đầu tư nước ngoài không phải là điều quá thảm kịch với một thị trường như Trung Quốc. Họ đă có tiềm lực, có thị trường trong nước với hơn 1 tỷ dân chưa được khai thác nhưng thực tế th́ việc chuyển đổi mô h́nh tăng trưởng kinh tế không thể diễn ra trong ngày một ngày hai và nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ đổ vỡ khác khi “bẻ lái”.
Theo Lương Minh
Infonet