(GDVN) - Quan chức Đài Loan muốn tăng quân trên đảo Ba Bình, lấy cớ là Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo bất hợp pháp và bao vây, hiện TQ chưa lập Khu phòng không...
Bến tàu đảo Ba Bình chỉ có thể đậu tàu nhỏ, nhưng Đài Loan đang xây dựng trái phép bên tàu mới có thể đậu tàu lớp dưới 3.000 tấn (ảnh nguồn mạng sina TQ)
Tờ "Nhân Dân nhật báo" Trung Quốc ngày 27 tháng 10 đăng bài viết nhan đề "Chính khách Đài Loan: Đại lục bao vây đảo Ba Bình ở Biển Đông, đồng ý tăng quân".
Theo bài viết, cùng với vấn đề Biển Đông ngày càng phức tạp, yêu cầu tái triển khai đóng quân (bất hợp pháp) ở đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), những lời kêu gọi tăng cường hỏa lực ngày càng cao ở Đài Loan.
Theo báo chí Đài Loan, ngân sách bí mật năm 2015 của Bộ Quốc phòng Đài Loan gần đây đã bị Viện Lập pháp (Quốc hội) Đài Loan thẩm tra, cuối cùng ngân sách 300 triệu Đài tệ bị đóng băng. Ủy ban liên quan của Viện Lập pháp đề xuất, ngành quốc phòng phải nhanh chóng đưa ra báo cáo chuyên về nâng cao sức chiến đấu ở đảo Ba Bình và trình bày với Viện Lập pháp, ngân sách liên quan mới có thể giải tỏa.
Đề phòng Trung Quốc?
Trong thẩm tra ngân sách, Ủy viên Viện Lập pháp Quốc Dân Đảng ở Đài Loan, người luôn theo dõi đảo Ba Bình, Lâm Úc Phương cho rằng, Trung Quốc tiến hành lấn biển, xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), trong đó diện tích đá Chữ Thập lớn hơn, đã thay thế đảo Ba Bình trở thành "đảo lớn nhất Trường Sa", vì vậy đóng băng ngân sách 500 triệu Đài tệ, yêu cầu cơ quan quốc phòng đưa ra báo cáo chuyên đề, đưa ra phương án nâng cao sức chiến đấu cho đảo Ba Bình. Thông qua đàm phán với phía Quân đội Đài Loan, mức ngân sách khóa sổ cuối cùng giảm đến 300 triệu Đài tệ.
Cục trưởng Cục an ninh quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ vừa có báo cáo với Viện Lập pháp cũng cho rằng, Trung Quốc hiện đã có "quy hoạch chiến lược tổng thể" ở Biển Đông. Lâm Úc Phương cho rằng, mấy "đảo" do Trung Quốc kiểm soát cách đảo Ba Bình chỉ 30 - 70 km, tạo ra thế "bao vây" đối với đảo Ba Bình, lo ngại bước tiếp theo sẽ ảnh hưởng đến vận chuyển cung ứng cho đảo Ba Bình của Quân đội Đài Loan.
Lý Tường Trụ tán thành quan điểm này và cho rằng, bản thân cũng "rất lo ngại", cho biết, nếu không phát biểu với tư cách chức vụ, ông tán thành tăng quân ở đảo Ba Bình.
Đối với vấn đề này, giáo sư Trương Thực Vinh, khoa chính trị quốc tế, Đại học Bắc Kinh cho rằng, một loạt hành vi (bất hợp pháp) gần đây của Trung Quốc chủ yếu là "nhằm vào các nước có xung đột chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông", hoàn toàn không phải là nhằm vào đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát.
Về khả năng Trung Quốc lập ra (bất hợp pháp) Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông trong tương lai, làm cho phía Đài Loan tiếp tế (bất hợp pháp) cho đảo Ba Bình không thuận lợi, lấy điều đó để ép Đài Loan đàm phán hợp tác quân sự trong vấn đề Biển Đông với Trung Quốc, Trương Thực Vinh phân tích cho rằng, mặc dù giai đoạn hiện nay Trung Quốc vẫn không nên lập ra (bất hợp pháp) Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông, vì vậy không phải lo ngại máy bay quân sự Đài Loan "vượt biên", nhưng, trong tương lai Đài Loan và Trung Quốc vẫn phải có "thỏa thuận ngầm" nhất định về hợp tác quân sự.
Hình ảnh đảo Ba Bình-quần đảo Trường Sa trên báo chí Trung Quốc
Trương Thực Vinh giải thích, Trung Quốc và Đài Loan thực sự có "lợi ích chung" (bất hợp pháp) ở Biển Đông, cần trước hết làm từ những "thỏa thuận ngầm" như tìm kiếm cứu nạn chung trên biển, cùng bảo vệ ngư dân, rồi sau đó tiếp tục thực hiện hợp tác quân sự có liên quan.
Luôn tăng cường sức chiến đấu
Vừa lo ngại hành vi của Trung Quốc vừa không rảnh rỗi. Đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát (bất hợp pháp) cũng đang có hoạt động lấn biển, xây đảo rầm rộ (bất hợp pháp) ở phía tây nam, xây dựng bến tàu mới có thể đậu tàu dưới 3.000 tấn, đồng thời có kế hoạch mở rộng (bất hợp pháp) đường băng máy bay hiện có, công trình liên quan dự tính xây xong trong năm 2015.
Ngoài ra, hãng tin Reuters Anh gần đây dẫn lời quan chức Cảnh sát biển và Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, nhà cầm quyền đang xem xét triển khai vĩnh viễn (bất hợp pháp) tàu vũ trang ở đảo Ba Bình. Tư lệnh Hải quân Đài Loan Trần Vĩnh Khang nói: "Chúng tôi đang thảo luận loại khả năng này". Nhưng ông ta thừa nhận "đây là một vấn đề rất nhạy cảm".
Theo tiết lộ của báo chí Đài Loan, trên thực tế, Quân đội Đài Loan đã từng đánh giá kế hoạch triển khai tên lửa trên đảo Ba Bình. Tên lửa triển khai "thích hợp" cho đảo Ba Bình lấy tên lửa tầng trời thấp làm chính, Quân đội Đài Loan đã căn cứ vào môi trường tác chiến đảo Ba Bình, đưa ra kế hoạch nghiên cứu phát triển hệ thống tên lửa phòng không trong thời gian 2 năm.
Máy bay vận tải C-130 Quân đội Đài Loan tiếp tế cho đảo Ba Bình
Lâm Úc Phương cho rằng, trước đây, ông ta từng viện cớ Việt Nam, Philippines liên tục tăng cường sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông, yêu cầu Bộ Quốc phòng Đài Loan thận trọng xem xét tái triển khai (bất hợp pháp) lực lượng đánh bộ (lục chiến) ở đảo Ba Bình. Nhưng Quân đội Đài Loan vẫn kín tiếng cho biết, hiện nay, chỉ đạo chính sách phòng vệ đảo Ba Bình vẫn là "lấy dân sự thay cho đóng quân".
Năm 2012, Lâm Úc Phương từng dùng thủ đoạn "đóng băng ngân sách", mạnh mẽ yêu cầu Quân đội Đài Loan triển khai (bất hợp pháp) tên lửa Avenger do Mỹ chế tạo ở đảo Ba Bình. Nhưng vấn đề là, Quân đội Đài Loan còn chưa bày tỏ thái độ, lập tức bị Mỹ ngăn cản với lý do "chống khủng bố".
Chuyên gia quân sự Đài Loan Vương Chí Bằng "dẫn lời" nhấn mạnh, Mỹ không chỉ phản đối triển khai vũ khí do Mỹ chế tạo bán cho Đài Loan ở đảo Ba Bình, cũng luôn phản đối tăng cường lực lượng quân sự và quân bị ở đảo Ba Bình, bề ngoài không hy vọng Đài Loan can thiệp tranh chấp làm tăng tính phức tạp, nhân tố quyết định đằng sau thực sự chính là không muốn Trung Quốc và Đài Loan tạo ra thế "liên hợp" ở Biển Đông.
Vương Chí Bằng cho rằng, Đài Loan kín tiếng xây dựng bến tàu và mở rộng đường băng, tăng cường lực lượng quân sự và quân bị phòng vệ trên đảo, tăng cường sự hiện diện thực chất (bất hợp pháp) ở Biển Đông, ngăn chặn xảy ra bất ngờ, về chính sách là “đúng”. Nhưng, lại có nhận thức sai lầm về chủ quan và chiến lược thực tế đối với hành vi lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc.
Trung Quốc lấn biển, xây đảo bất hợp pháp quy mô lớn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng Quan sát, TQ)
Ông ta tung ra luận điệu tuyên truyền kích động vào trạng thái của Đài Loan để từ đó dễ bề gạ gẫm, lôi kéo cho rằng: "hành vi (lấn biển, xây đảo bất hợp pháp) hiện nay của Trung Quốc thực sự đe dọa đối với một số nước ven Biển Đông, nhưng có thể là "hỗ trợ" cho Đài Loan chiếm đóng thực chất (bất hợp pháp) đảo Ba Bình. Đài Loan ngày càng bị cho "ra rìa" ở Biển Đông là thực tế, còn việc "bao vây" đảo Ba Bình thì Việt Nam đã "làm từ sớm", hành động (bất hợp pháp) của Trung Quốc trái lại đã tăng cường "môi trường an ninh" cho đảo Ba Bình".
GDVN