Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin H́nh Sự

 
 
Thread Tools
Old 10-11-2014   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Supseries Resize Chúng ta sẽ đi làm thuê trên chính đất nước ḿnh?

Hiện đang nổi lên luồng suy nghĩ nền kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài với hệ lụy cuối cùng là người Việt phải đi làm thuê trên chính đất nước ḿnh. Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lập luận này?
Một thực tế phức tạp và đang biến đổi

Điều có thể khẳng định ngay là thực tế luôn phức tạp hơn h́nh dung kiểu trắng đen “nước ngoài” – “trong nước”; “nội lực” – “ngoại lực”…
Lấy ví dụ, ai cũng biết dược phẩm nhập khẩu giá rẻ từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc thông qua các công ty Việt Nam đang làm chao đảo sản xuất của các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bởi không thể cạnh tranh nổi bằng giá. Ở đây thật khó ḷng phân định đâu là lợi ích cho khu vực trong nước, đâu là lợi ích cho khu vực nước ngoài.
Cái thực tế phức tạp đó có thể xuất hiện dưới dạng một sản phẩm nh́n qua tưởng đâu 100% là của Việt Nam nhưng thực chất do doanh nghiệp trong nước sang Trung Quốc thuê sản xuất rồi dán nhăn Việt Nam. Nó cũng có thể là một chuỗi cửa hàng mang thương hiệu nước ngoài nhưng thực chất do doanh nghiệp 100% vốn trong nước làm chủ. Nó có thể là một doanh nghiệp trong nước nhưng cổ phần đă bán gần hết cho nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng do đâu mà có luồng suy nghĩ nói trên?

Trước hết, đó là các con số thống kê khá lạnh lùng. Về ngoại thương, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước năm 2000 là 52,98%, giảm xuống c̣n 36,93% năm 2012; khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47,02% năm 2000 lên 63,07% năm 2012. Chín tháng đầu năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 109,6 tỉ đô la, th́ khu vực kinh tế trong nước đạt 36,6 tỉ đô la (chỉ c̣n hơn 33%) c̣n khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 73 tỉ đô la (hơn 66,6%). Xu hướng này sẽ c̣n tiếp tục theo hướng khu vực FDI ngày càng xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn khu vực trong nước.
Theo cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đ́nh Tuyển th́ doanh nghiệp FDI cũng đă chiếm tỷ trọng gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Trong khi quy mô vốn b́nh quân của doanh nghiệp trong nước giảm 3,6% (năm 2012 – từ 25 tỉ đồng xuống c̣n 24 tỉ đồng) th́ quy mô vốn b́nh quân của doanh nghiệp FDI lại tăng từ 207 tỉ đồng lên 307 tỉ đồng.
Thứ hai là cảm nhận từ quan sát chủ quan của nhiều người. Gần đây thông tin cho thấy doanh nghiệp trong nước không chen chân nổi vào chuỗi cung ứng cho các công ty đa quốc gia đang dùng Việt Nam làm căn cứ sản xuất toàn cầu làm nhiều người thất vọng về ư nghĩa của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Họ cho rằng thu hút vốn FDI nhiều làm ǵ khi Việt Nam chỉ trở thành nơi gia công, để tận dụng giá công nhân rẻ mạt trong khi doanh nghiệp trong nước không được chuyển giao công nghệ, không làm được những công đoạn đơn giản nhất.
Với nhiều người khác, đó là cảm giác bất lực khi hệ thống phân phối dần rơi vào tay nước ngoài, khi mọi vật dụng, từ bàn chải, kem đánh răng đến chiếc xe gắn máy, ô tô đều do doanh nghiệp nước ngoài sản xuất. Ngay cả các nhà hàng ăn uống đơn giản, đông nghịt khách vẫn là các nhà hàng mang thương hiệu nước ngoài.
V́ sao lại có xu hướng như thế?

Sự teo tóp của doanh nghiệp trong nước bắt đầu từ luồng hứng khởi gia nhập WTO với những mỹ từ từng vang vang một thời như “ra khơi”, “cất cánh”, “ra biển lớn”. Ḍng vốn nóng đổ vào, bong bóng địa ốc, tài sản và chứng khoán làm sản nghiệp của nhiều người, nhiều giới bỗng ph́nh to ra nhanh chóng.
Không có mức lợi nhuận nào trong các ngành sản xuất truyền thống, kể cả nuôi thủy sản hay xuất khẩu đặc sản có thể sánh với tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán, địa ốc, ngân hàng những năm ngay khi Việt Nam vào WTO. Đó là lư do v́ sao doanh nghiệp trong nước dần dần từ bỏ nhiều lănh vực cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nay đến khi bong bóng tài sản x́ hơi, doanh nghiệp trong nước lại mắc kẹt nợ xấu, chi phí lăi vay ngân hàng quá cao, xoay xở trở lại thế mạnh cũ không kịp nữa. Trong khi đó, dường như khối doanh nghiệp FDI với nguồn lực riêng, không chịu ảnh hưởng của những đợt lăi suất quá cao, tỷ giá lại được bảo đảm nên có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.
Chính v́ thế mà việc doanh nghiệp FDI dường như là động cơ duy nhất c̣n chạy tốt (trong khi hai động cơ c̣n lại là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đều gặp khó khăn) là điều an ủi, nh́n ở góc độ vĩ mô.
Doanh nghiệp FDI suy cho cùng cũng là doanh nghiệp Việt Nam; nếu họ tạo công ăn việc làm, nộp thuế đầy đủ, họ phát triển là điều đáng mừng v́ đó là cơ sở để hy vọng nền kinh tế phục hồi đầy đủ cho mọi khu vực.
Nhưng cũng xét ở góc độ vĩ mô, cần nhớ phần chia cho người nước ngoài trong tổng sản phẩm nội địa ngày càng lớn. Theo ông Hà Quang Tuyến – Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), chênh lệch giữa hai chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội, kể cả của công dân nước ngoài làm ra trên đất Việt Nam) và GNI (tổng thu nhập quốc dân, tức đă trừ phần làm ra của người nước ngoài), là rất lớn. Tại một cuộc họp báo vào cuối năm ngoái, ông Tuyến cho biết chênh lệch này trong các năm 2010 là 82.250 tỉ đồng, 2011 là 119.800 tỉ đồng, 2012 là 142.80 tỉ đồng và năm 2013 là 171.930 tỉ đồng. Có nghĩa GDP năm 2013 phải trừ bớt 8 tỉ đô la là phần của người nước ngoài làm ra, trước sau ǵ họ cũng đem về nước họ.
Vậy cân nhắc thiệt hơn là ở chỗ nào?

Như đă nói ở đầu bài, vấn đề không phải là cân nhắc ứng xử như thế nào đối với khu vực FDI mà đúng hơn là ứng xử một cách nhất quán để tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, bất kể sản xuất trong nước đó là do khu vực nào thực hiện.
Lấy ví dụ, nhiều người đă từng nói đến nghịch lư nhập khẩu nguyên chiếc máy tính th́ sẽ chịu thuế suất thấp hơn so với nhập khẩu linh kiện về để lắp ráp chiếc máy tính. Hay gần đây nhất là một quan chức cấp cao ngành công thương cho biết, doanh nghiệp gia công may mặc nếu sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu th́ được trả thuế chậm c̣n sử dụng nguyên vật liệu trong nước th́ phải trả thuế ngay. Những nghịch lư này nếu không giải quyết sẽ vô h́nh trung khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho sản xuất trong nước.
Nh́n ở góc độ đó, rơ ràng Việt Nam chưa có một chiến lược rơ ràng nhằm hóa giải tác dụng tiêu cực của lộ tŕnh giảm thuế theo các cam kết hội nhập. V́ không có ǵ thay thế cho động lực thuế, các doanh nghiệp, cả trong nước lẫn FDI đều dần dần từ bỏ sản xuất mà chuyển sang nhập khẩu; từ bỏ lắp ráp qua làm dịch vụ thương mại. Cũng v́ thiếu chiến lược nên không có sự gắn kết hay liên kết giữa các lĩnh vực; cuối cùng sản xuất chăn nuôi trong nước lại phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài, ngành da giày, may mặc cũng vậy.
Quan trọng nhất là khâu phân phối, nơi người ta thường nói ai nắm sẽ nắm hết toàn bộ nền kinh tế. Thử tưởng tượng Việt Nam tung ra chiến dịch người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nhưng hệ thống phân phối lại nằm trong tay người nước ngoài th́ làm sao tiến hành chiến dịch theo ư định được. Hệ thống phân phối dù c̣n chưa hiện đại của Việt Nam hiện đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu con người; đang giúp hàng hóa sản xuất nhỏ lẻ đến tay người tiêu dùng. Điều đáng ngại là khu vực FDI hiện chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhưng đang có mức tăng nhanh hơn gấp đôi khu vực trong nước.
Khi Việt Nam nhập không chỉ chiếc điện thoại iPhone mà c̣n cả cây tăm nữa th́ nỗi lo làm thuê trên đất nước ḿnh mới thật sự đáng lo.
C̣n những giá trị vô h́nh nữa
Đằng sau những con số thống kê về thị phần, tốc độ phát triển của khu vực FDI, c̣n có những giá trị hữu h́nh và vô h́nh mà doanh nghiệp FDI mang đến cho nền kinh tế sở tại.
Đó là chuyển giao công nghệ, đào tạo một đội ngũ nhân lực có chất lượng mà sau này khi họ rời bỏ doanh nghiệp FDI sẽ là ṇng cốt cho các doanh nghiệp nội địa. Đó là việc kết nối thị trường trong và ngoài nước, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài. Đó là tạo lập môi trường cạnh tranh trong nước, giữa các doanh nghiệp với nhau do đó làm cho các doanh nghiệp trong nước buộc phải “đổi mới hay là chết”, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế trong nước; là mang đến một nguồn vốn và kỹ năng quản lư, cũng như công nghệ và kỹ thuật mà Việt Nam đang thiếu.
Tất cả những lợi ích trên là những lợi ích đă được chứng minh bằng cả lư thuyết lẫn thực chứng, chứ không phải là do một ai đó ngồi nghĩ ra. Bởi vậy, ngày nay chẳng có nước nào đóng cửa với FDI, và ngược lại, nền kinh tế càng khó khăn th́ các chính phủ càng t́m cách thu hút thêm FDI, chứ không làm ngược lại. Công luận khi đánh giá về “công tội” của FDI cần phải nh́n đằng sau những con số thống kê lạnh lùng, khô cứng.
TS. Phan Minh Ngọc
Không thể ưu đăi doanh nghiệp nào hơn
FDI là nguồn vốn bổ sung cực kỳ quan trọng của nền kinh tế nước ta kể từ khi đổi mới đến nay. Tuy nhiên, nguồn vốn này không thể quan trọng hơn nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước.
Số liệu biểu đồ bên dưới cho thấy khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đang thay dần khu vực doanh nghiệp nhà nước trong việc tạo việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, xét trên hai yếu tố này th́ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng vai tṛ nổi trội hơn so với doanh nghiệp FDI. Những kỳ vọng về chuyển giao công nghệ từ FDI và tăng khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp trong nước hiện nay đang rất thấp.
Ngoài ra, lợi nhuận tạo ra trong các doanh nghiệp nội địa sẽ được quay ṿng trong nước thông qua tiêu dùng hoặc tái đầu tư, trong khi đó phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI chủ yếu là chuyển ra khỏi nền kinh tế. Do đó, không có lư do ǵ để ưu đăi doanh nghiệp FDI hơn so với doanh nghiệp nội địa. Và ngược lại các cam kết quốc tế không cho phép chúng ta ưu đăi doanh nghiệp nội địa hơn doanh nghiệp FDI.
Điều quan trọng là chúng ta cần có những chính sách để tăng cường kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa để thông qua đó tăng khả năng chuyển giao công nghệ và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Tú Anh, Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế Trung ương
Câu hỏi không cần thiết
Mọi vật dụng, từ bàn chải, kem đánh răng đến chiếc xe gắn máy, ô tô đều do doanh nghiệp nước ngoài sản xuất. Ảnh: TUỆ DOANH
Câu hỏi liệu người dân Việt Nam có phải làm thuê trên chính đất nước ḿnh hay không thực ra không cần thiết. Thực tế đa số người dân đều là người làm công ăn lương, nghĩa là đằng nào họ cũng đang đi làm thuê rồi. Vấn đề là những người thuê họ, dù người Việt hay người nước ngoài có phải là những người chủ đàng hoàng hay không. Đàng hoàng ở đây có nghĩa những người chủ đó không bất chấp pháp luật, luân lư, công bằng để thu lợi cho ḿnh. Liệu những đại gia mới nổi người Việt có thực sự là những người chủ tốt hơn các ông chủ nước ngoài ở những khía cạnh đó?
Quan trọng hơn, đối với đa số người dân mà đằng nào cũng đang đi làm thuê, người chủ có quốc tịch Việt Nam hay một nước nào khác sẽ không phải là vấn đề đáng lưu tâm nếu người lao động có một cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền lợi cho họ. Cơ chế bảo vệ này không chỉ là một tổ chức công đoàn hiệu quả mà c̣n bao gồm toàn bộ hệ thống chính trị. Tiếng nói và nguyện vọng của những người làm công, là đa số dân chúng trong xă hội, phải được thể hiện trong việc định h́nh các thể chế chính trị và chính sách kinh tế – xă hội. Nếu hệ thống chính trị bị chi phối bởi một số nhỏ nhóm lợi ích th́ dù những người giật giây đằng sau là người Việt hay người nước ngoài đại đa số dân chúng sẽ bị thiệt tḥi, tương lai đất nước khó có thể xán lạn.
Bởi vậy trước khi lo ngại liệu đa số người Việt sẽ làm thuê cho các ông chủ ngoại quốc hay các nhà tư bản nội địa, cần phải đảm bảo hệ thống chính trị thực sự phục vụ cho đa số dân chúng. Khi ư nguyện của người dân không bị gạt ra ŕa th́ vốn nội hay vốn ngoại không có nhiều ư nghĩa. Một hệ thống chính trị v́ dân như vậy sẽ đưa được những người có năng lực vào các vị trí quản lư/điều hành để đảm bảo quyền lợi lâu dài của dân tộc không bị những ông chủ ngoại quốc hay nội địa lũng đoạn. Một vài biện pháp lẻ tẻ hạn chế đầu tư, hạn chế ưu đăi đầu tư FDI hay bảo hộ doanh nghiệp thuần Việt chỉ có tác dụng chữa trị các triệu chứng bề mặt, mà chưa chắc đă hiệu quả và thậm chí có thể làm căn bệnh bên trong trầm trọng hơn.
TS. Lê Hồng Giang
Do lỗi của chính chúng ta
Trước tiên cần phải thấy rằng vai tṛ quan trọng của FDI trong việc cung cấp vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, thúc đẩy cạnh tranh và thương mại… là không thể phủ nhận ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, các vấn đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp FDI như chuyển giá, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường hay biến các doanh nghiệp trong nước thành người làm thuê… là do lỗi của chính chúng ta. Nguyên nhân gây ra các vấn đề này có thể bao gồm hệ thống quản lư và giám sát thuế yếu kém, chế tài xử lư việc gây ô nhiễm môi trường chưa đủ nghiêm, năng lực tiếp nhận công nghệ và tŕnh độ kĩ năng lao động thấp, hay sự méo mó của hệ thống thuế gây ra sự thiệt tḥi cho các doanh nghiệp trong nước và thiên vị doanh nghiệp FDI… Các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia vẫn đang tiếp nhận FDI và họ không hoặc ít gặp phải các vấn đề ở trên hơn so với chúng ta.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế sẽ dẫn dắt hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Chúng ta không thể kêu gọi người Việt Nam măi dùng hàng Việt Nam nếu họ nhận thấy rằng hàng nội quá đắt trong khi chất lượng và mẫu mă thua kém hàng ngoại. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ không bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất trong một lĩnh vực nào đó nếu họ nhận thấy rằng suất lợi nhuận của việc sản xuất là thấp hơn so với suất lợi nhuận của việc làm thương mại (nhập khẩu), hay thậm chí là thấp hơn so với lăi suất tiết kiệm. Do vậy, để lấy được năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần phải tạo ra các khuyến khích để người tiêu dùng và doanh nghiệp tự nguyện tham gia vào quá tŕnh tạo ra giá trị.
Những khuyến khích này phải bắt đầu bằng việc kiên nhẫn duy tŕ một môi trường vĩ mô ổn định với lạm phát và lăi suất thấp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng mỗi doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam đều là những doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực hoạt động của họ, và Việt Nam không thể dàn trải nguồn lực ra để cạnh tranh trên mọi lĩnh vực được. Do vậy, thay v́ hô hào khẩu hiệu hay khoanh tay đứng nh́n sự thống lĩnh của doanh nghiệp FDI, chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể. Nhưng hành động ở đây không có nghĩa là cản trở hay ứng xử với doanh nghiệp FDI như một hiện tượng xấu, mà thay vào đó mỗi bộ/ngành cần phải rà soát đánh giá lại một cách chính xác năng lực cạnh tranh của ngành ḿnh dựa trên các điều kiện về yếu tố sản xuất, cầu về sản phẩm, công nghiệp hỗ trợ và liên quan, cấu trúc ngành… như lư thuyết về lợi thế cạnh tranh đă chỉ ra.
Chính phủ có nhiệm vụ xác định những ngành mà Việt Nam thực sự có lợi thế để có những chính sách hướng nguồn lực của nền kinh tế dịch chuyển vào những ngành này thông qua hệ thống khuyến khích thuế và ưu đăi khác. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần rà soát lại chính sách thuế và ưu đăi khác khác giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tạo ra sự cạnh tranh b́nh đẳng giữa hai nhóm doanh nghiệp này.
TS. Phạm Thế Anh
THEO THỜI BÁO KINH TẾ SÀI G̉N
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	TRUNGQUOC-CONGTY21-600x450.jpg
Views:	0
Size:	134.9 KB
ID:	672143  
Hanna_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.