Làng mốt thế giới đang xoay trong đại nạn mang tên sao chép.
Công nghệ ăn cắp ngày càng tinh vi
Khi các tuần lễ thời trang c̣n chưa kịp diễn ra, loạt thương hiệu thời trang b́nh dân đă sẵn sàng làm việc. Công việc của họ không giống như thứ mà cách nhà mốt cao cấp hay làm, họ không sáng tạo mà "đi ăn cắp".
Zara ăn cắp họa tiết của thương hiệu Sibling
Cách làm này của các thương hiệu b́nh dân được họ biện hộ với cụm từ nghe nhẹ nhàng hơn "ăn cắp", đó là "lấy cảm hứng". Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thời trang, đó không khác ǵ hành vi ăn trộm chất xám một cách trắng trợn, thậm chí vô đạo đức.
Trong 9 ngày diễn ra tuần lễ thời trang Paris, có khoảng hơn 100 nhăn hàng tŕnh diễn bộ sưu tập của ḿnh. Khi bộ sưu tập của họ c̣n chưa kịp được bày bán th́ những bản sao của chúng đă được sản xuất và được chào hàng trên internet.
Những thương hiệu b́nh dân chuyên copy luôn chuẩn bị đội ngũ thợ vẽ chuyên nghiệp và thợ may trước mỗi tuần lễ thời trang.
"Họ sao chép và thực hiện lại các mẫu thiết kế chỉ trong 24 giờ" - Jane Banyai, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Thương mại thuộc Hiệp hội các nhà thiết kế Anh quốc ACID.
Trong quá khứ, các nhà thiết kế thường rất có ư thức trong việc bảo vệ chất xám của ḿnh. Trên các tờ báo thời trang của Pháp thường đăng tại lại các bộ sưu tập với phần h́nh ảnh được che bởi các đường đen dày đặc để tránh việc mẫu thiết kế bị những nhà may nhỏ lẻ sao chép, ăn cắp,
Tuy nhiên, theo thời gian, việc bảo vệ sản phẩm sáng tạo ngày càng không c̣n được chú trọng. Nhất là khi trong thời đại công nghệ thông tin, mọi mẫu thiết kế đều được chụp h́nh, đăng tải lên mạng internet, thậm chí show diễn c̣n được truyền h́nh trực tiếp… th́ việc bị ăn cắp là không thể tránh khỏi.
"Thật khủng khiếp khi nhận ra mọi thứ đều bị sao chép. Một bức ảnh có thể "bay tới" châu Á chỉ sau vài giây đăng tải lên mạng và chúng được sản xuất thành trang phục thật chỉ sau vài phút" - Banyai bức xúc bày tỏ trên AFP.
Tại các show diễn thời trang lớn luôn có người của các hăng b́nh dân ngồi chờ sẵn để copy
Các nhà mốt bất lực trong việc bảo vệ chất xám
Chuyện các nhăn hiệu b́nh dân "đạo" thiết kế của các thương hiệu cao cấp đă trở thành vấn nạn và bị phê phán rất nhiều trên báo chí. Mặc dù rất tức giận nhưng nhiều nhà thiết kế phải bất lực cho rằng họ không đủ khả năng để ngăn chặn hay hạn chế nó.
Kal Raustiala - Giáo sư về luật tại UCLA và là đồng sáng tác của cuốn sách "Cú hạ nốc ao trong nền kinh tế" đă tiết lộ một thực trạng rằng hầu hết nhà thiết kế bất lực trong việc bảo vệ sản phẩm sáng tạo của ḿnh.
Raustiala chia sẻ một câu chuyện về người bạn của ông làm việc trong ngành công nghiệp thời trang. Người này đưa ra khái niệm về "Mua sắm và đối chiếu" đang ngày càng phổ biến trong làng mốt. Đó là cách anh ta đi tới mọi cửa hàng thời trang, ngắm nh́n và dùng máy ảnh chụp lại trang phục trong pḥng thử đồ. Sau đó, họ sẽ về copy, cắt may và sản xuất nó với giá rẻ hơn.
"Tôi cực kỳ ngạc nhiên khi biết nó là hợp pháp và nó rất phổ biến" - Raustiala cho biết.
Michael Chan - Một luật sư thuộc mảng bảo vệ trí tuệ cho biết khách hàng của anh thường xuyên bị kiện nhưng họ không mấy khi phải hầu ṭa.
Michael giải thích rất khó để chứng minh ai đó ăn cắp một kiểu thiết kế như họa tiết da báo bởi thời trang có tính quay ṿng và các nhà mốt luôn học tập ǵ đó ở nhau. Thêm vào đó, các thương hiệu thời trang b́nh dân luôn rất khôn ngoan khi thường thay đổi vài chi tiết nhỏ so với bản gốc.
Nhiều mẫu thiết kế trông gần giống nhau, chỉ khác là đến từ hai nhà thiết kế
Kẻ ăn cắp không phải lúc nào cũng là hăng b́nh dân
Chuyện các thương hiệu giá rẻ như Zara, H&M "đạo" thiết kế của những ông lớn là điều rất quen thuộc. Nhưng ngay cả các ông lớn nhiều khi cũng đạo của nhau.
Chẳng hạn như bộ sưu tập resort 2015 của Missoni có tới 15 mẫu thiết kế giống hệt của Prada mùa trước.
Hoặc như bộ sưu tập Derek Lam resort 2015 có rất nhiều mẫu thiết kế nhang nhác như trong bộ sưu tập mới nhất của Stella mc Cartney….
Một trong những sự vụ ồn ào trên báo chí là nhà thiết kế tài danh Roberto Cavalli hai lần lên tiếng buộc tội nhà thiết kế đồng tính Micheal Kors "đạo" lại các thiết kế của ông.
Cavalli bức xúc: "Hiện nay chúng ta có những nhà thiết kế và có Zara - tức là những hăng ḿ ăn liền bán sản phẩm với giá rất rẻ. Tuy nhiên ngài Micheal Kors là nhà thiết kế những lại đi copy mọi thứ! Đây quả thực là một scandal, và thật không công bằng".
Một số tín đồ thời trang nhận xét đến bản thân các ông lớn c̣n "đạo" của nhau th́ cũng chẳng thể phán xét được các thương hiệu b́nh dân ăn cắp chất xám của ḿnh. Nhiều ư kiến cho rằng, làng mốt đang cạn kiệt ư tưởng và trở thành một mớ hỗn tạp những thứ trùng lặp và kém sáng tạo.
Các ông lớn c̣n copy của nhau. Bên trái là mẫu thiết kế của Alexander McQueen, bên phải là của Dolce&Gabbana
Kiện cáo
Không phải nhà mốt cao cấp nào cũng chịu nhịn nhục để nh́n đứa con tinh thần của ḿnh bị sao chép. Một trong những vụ kiện cáo đ́nh đám đầu tiên diễn ra vào năm 1992, Yves Saint Laurent đă đưa Ralph Lauren ra ṭa vói cáo buộc "đạo" lại 3 mẫu trang phục thuộc bộ sưu tập couture (thời trang cao cấp). Ṭa xử YSL thắng.
Vào năm 2007, hăng thời trang giá rẻ Topshop nổi tiếng nước Anh đă phải tiêu hủy 1000 chiếc đầm màu vàng sau khi bị thua kiện trong cuộc chiến sở hữu trí tuệ với nhà mốt Chloe.
Vào thời điểm đó, "sếp" của Topshop, Philip Green vẫn phủ định chuyện thương hiệu này ăn cắp sáng tạo của Chloe. Ông này này cho biết, họ trả phí bồi thường khoảng 12 ngàn đô (khoảng 400 triệu đồng) cho Chloe là bởi không muốn kiện tụng căng thẳng kéo dài.
Theo hn.24h.com.vn