(GDVN) - Những bộ phim có kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng không đến được với người xem là một trong những tổn thất khó có thể chấp nhận trong làng điện ảnh.
Một trong những thực tế đáng buồn ở nước ta là có rất nhiều bộ phim có kinh phí hàng chục tỷ đồng nhưng không thể đến được với công chúng.
Đề tài lịch sử bị “ghẻ lạnh”
Những bộ phim làm về đề tài lịch sử thường không nhận được sự quan tâm chú ư của người xem. Thậm chí, không ít bộ phim c̣n “chết” ngay khi chưa được “sinh” xong.
Ba bộ phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội là Huyền sử thiên đô, Lư Công Uẩn – Đường tới Thăng Long và Thái sư Trần Thủ Độ đều “lỗi hẹn” với Đại lễ.
Cảnh trong bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ.
Bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ dài 30 tập với kinh phí lên đến 57 tỷ đồng phải nằm trong kho đến 3 năm v́ “lịch chiếu” của nhà đài đă kín. Sau sự vào cuộc mạnh mẽ của dư luận, bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ mới được sắp xếp lịch phát sóng vào cuối năm 2013. Nhiều người cảm thấy "nhẹ nhơm" v́ 57 tỷ đồng dù sao cũng không bị lăng phí một cách vô lư.
Nhưng số phận của Lư Công Uẩn – Đường đến Thăng Long mới thật sự kinh khủng. Bộ phim được đầu tư 100 tỷ đồng cho 19 tập đầu này đă bị đ́nh chỉ vô thời hạn v́ “Tàu hóa” một cách khó chấp nhận được. Toàn bộ đạo diễn, biên kịch đến diễn viên đều có sự tham gia (ít nhiều) của các nhà làm phim Trung Quốc.
Lư Công Uẩn - Đường tới Thăng Long bị cho là "Tàu hóa"
Mới đây nhất, bộ phim được đầu tư 21 tỷ đồng mang tên Sống cùng lịch sử ra rạp nhưng không bán nổi 1 vé khiến dư luận xôn xao.
Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao những bộ phim về đề tài lịch sử (dù được đầu tư với kinh phí khủng) vẫn không thể đến được với người xem? Phải chăng khán giả không thích đề tài lịch sử hay các bộ phim này chưa chạm được vào trái tim khán giả?
Ngoài ra, các bộ phim được đầu tư hàng chục tỷ đồng, thậm chí đoạt giải cao trong các kỳ liên hoan phim như Tâm hồn mẹ (đạo diễn Nhuệ Giang); “mê (đạo diễn Phi Tiến Sơn); Cát nóng (đạo diễn Lê Hoàng)… vẫn phải chịu số phận hẩm hiu, không đến được với người xem.
Sống cùng lịch sử được đầu tư 21 tỷ nhưng không bán được vé
Phim thị trường đầu tư khủng cũng bị “đắp chiếu”
Những bộ phim theo hơi hướng thị trường cũng chịu chung số phận hẩm hiu của các phim làm về đề tài lịch sử. Phim nặng về tính giải trí này bị “đắp chiếu” đa phần là khai thác một cách thái quá các vấn đề thời sự hoặc là “thảm họa”.
Một trong những tác phẩm cuối cùng của Lê Hoàng bị cho là làm “mất thể diện điện ảnh nước nhà” là Cát Nóng. Với kinh phí 6 tỷ đồng, Cát Nóng của Lê Hoàng được chọn công chiếu trong lễ khai mạc Liên hoan phim Quốc tế tại Hà Nội năm 2012. Đây là bộ phim được đầu tư từ ngân sách.
Bụi đời Chợ Lớn đốt 16 tỷ đồng
Điều đáng nói là, sau khi bộ phim bị chỉ trích nặng nề, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân lại lên tiếng “tố” Lê Hoàng thay đổi nội dung của Cát Nóng. Tuy nhiên, lùm xùm này cũng nhanh chóng ch́m vào quên lăng. Và 6 tỷ đồng của nhà nước để sản xuất ra 1 bộ phim mang tầm “thảm họa” nhưng cũng không ai phải chịu trách nhiệm.
Bộ phim Bụi đời chợ lớn tái hiện lại cuộc chiến giữa các nhóm giang hồ ở Chợ Lớn (Sài G̣n) với kinh phí 16 tỷ đồng cũng không thể vượt qua ṿng kiểm duyệt v́ có quá nhiều pha bạo lực, thiếu tính giáo dục. Tuy nhiên, sau khi bị cấm phát hành, Bụi đời Chợ Lớn bất ngờ bị tung lên mạng khiến cho toàn bộ kinh phí sản xuất bộ phim bị đổ xuống sông, xuống biển.
Tạm kết
Những bộ phim có kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng không đến được với người xem là một trong những tổn thất khó có thể chấp nhận trong làng điện ảnh. Sự lăng phí tiền của một cách vô lư ấy vô h́nh chung làm chậm quá tŕnh phát triển của điện ảnh nước nhà.
Lê Hoàng "đốt" 6 tỷ đồng để cho ra đời "thảm họa" Cát Nóng.
Có lẽ, chúng ta cần có một cơ chế rơ ràng, minh bạch trong việc đầu tư và kiểm duyệt phim. Đặc biệt, cần quy trách nhiệm một cách rơ ràng cho những người thực hiện bộ phim khi nó không đến được với công chúng hoặc không được kiểm duyệt.
Nếu cứ duy tŕ kiểu làm phim “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” th́ những bộ phim tiền tỷ vẫn nằm đắp chiếu sẽ măi không bao giờ là của hiếm.
BGDVN