Ngoài các cuộc thi được cấp phép, vẫn c̣n những cuộc thi người mẫu "chui", người đẹp "lậu" đă và đang diễn ra. Chính các cuộc thi sắc đẹp "chui" này là tác nhân gây nhiễu loạn hành vi của người đẹp và phần nào ảnh hưởng đến ư nghĩa văn hóa của cụm từ "hoa hậu".
Gala Siêu mẫu Việt Nam Thế giới 2014 không rơ lai lịch
"Ao làng"... đua với quốc gia
Việt Nam không phải là một cường quốc về hoa hậu như Ấn Độ, Venezuela... nhưng lại có quá nhiều cuộc thi sắc đẹp. Cấp quốc gia có Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Đại dương, Hoa hậu các Dân tộc VN, Hoa hậu Quư bà...
Từ khi Cục NTBD "siết chặt" quy chế thi, các cuộc thi hoa hậu Việt Nam chỉ được tổ chức hai năm một lần. Các cuộc thi c̣n lại không được gọi là hoa hậu. Thế là, các danh xưng khác lũ lượt ra đời như: Hoa khôi Thể thao, Hoa khôi Trí tuệ, Hoa khôi Du lịch Hà Nội, Người đẹp Hoa anh đào, Người đẹp xứ Dừa, Người đẹp xứ Trà...
Sang chảnh hơn th́ là: Nữ hoàng Biển, Nữ hoàng Sắc đẹp, Nữ hoàng Trang sức đến Nữ hoàng Cà phê...
Tiếp đến là các cuộc thi b́nh chọn gương mặt khả ái trên một số diễn đàn, báo mạng với cái tên thông dụng là "Miss" đă khiến cư dân của thế giới ảo liên tục râm ran về sự xuất hiện của những người đẹp mới. Nào là: Miss Ngôi sao, Miss Sunplay, Miss Ảnh Củ hành 2014, Miss Teen, Miss Hoa học tṛ, Miss Auto, Miss AEC - Người đẹp Thái - Việt - Lào, Miss Sàn nhạc...
Tiếp đó phải kể đến Làn sóng "Hoa khôi sinh viên" từ cấp khoa đến cấp trường, thành phố như Hoa khôi sinh viên Thủ đô, Tài sắc Phương Đông, Nữ sinh thanh lịch ĐH Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Sinh viên Thủ đô tài năng thanh lịch...
Các cuộc thi sắc đẹp đua nhau nở rộ từ cấp quốc gia, đến cấp "ao làng". Sự đua nở này khiến bức tranh hoa hậu, người đẹp trở nên nhàu nát.
Tôn vinh sắc đẹp hay kiếm tiền?
Bên cạnh những cuộc thi được cấp phép, nhiều cuộc thi chui diễn ra ngoài tầm kiểm soát của các đơn vị quản lư trong nước với chất lượng xếp vào hạng "ao làng".
Nổi đ́nh đám trong thời gian gần đây là cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam. Cuộc thi này được một ông bầu đứng ra tổ chức nhưng lại thu hút hàng chục người đẹp ứng thí.
Trốn chui trốn lủi v́ không xin phép, Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam tưởng sẽ có cái kết êm, nào ngờ một thí sinh tham dự cuộc thi bất ngờ vứt dải băng danh hiệu "Người đẹp h́nh thể" vào xe rác khiến sự việc trở nên ầm ĩ.
"Cuộc thi nào tổ chức đều tuyên truyền, quảng cáo, vận động trước nhiều tháng. Vậy tại sao các nhà quản lư lại không biết mà ngăn chặn từ đầu? Chỉ khi báo chí vào cuộc, sự việc mới được phanh phui".
Ông Dương Xuân Nam
Sau khi bị khơi ra, người ta phát hiện ông bầu tổ chức cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam c̣n là nhà tổ chức của nhiều cuộc thi sắc đẹp, thi người mẫu diễn ra trong khoảng 2 -3 năm qua như: Mister Hà Nội Model, Miss Hà Nội Model, Mister Beauties, Người mẫu nữ đẹp nhất Việt Nam, Người mẫu nam đẹp nhất Việt Nam...
NSƯT Hồng Liên, người được mời ngồi vào BGK cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam cho biết: "V́ là người đơn giản nên tôi nhận lời làm giám khảo, nhưng khi đến, thấy công tác tổ chức lôm côm quá". Thậm chí, cuộc thi này c̣n tự cho phép thí sinh chuyển giới và phẫu thuật thẩm mỹ, xăm ḿnh tham gia.
Chuyên gia trang điểm K, người đă tham dự các cuộc thi trá h́nh chia sẻ anh từng được mời vào BGK một cuộc thi nhan sắc do một ông bầu tổ chức nhưng khi đến mới vỡ lẽ quy mô cuộc thi c̣n thua xa một show diễn thông thường. Sân khấu tạm bợ, thiếu ánh sáng, âm thanh tồi, MC như con rối trên sân khấu… Đặc biệt nhất là đến phần công bố kết quả th́ BTC không hề mời BGK họp bàn. Vậy nên tôi bỏ về".
Là "cha đẻ" của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, ông Dương Xuân Nam - nguyên Tổng biên tập Báo Tiền Phong cho biết, hiện nay, có nhiều cuộc thi sắc đẹp tổ chức với mục đích không tốt. "Nhiều khi có cuộc thi nhằm quảng bá cho cái này cái khác hoặc để kiếm tiền. Phàm các cuộc thi tổ chức với mục đích kiếm tiền sẽ không đảm bảo chất lượng. Cuộc thi không có chất lượng th́ người đẹp được chọn cũng không chuẩn xác" - ông Nam nói.
Không biết đâu là thật, đâu là giả
Trên thực tế, Bộ VH,TT&DL đă có quy chế "Tổ chức thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp" ban hành kèm theo Quyết định số 87 do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kư. Trong đó, phạm vi điều chỉnh là cuộc thi hoa khôi vùng; ngành; đoàn thể chính trị - xă hội trên phạm vi toàn quốc. Hoạt động b́nh chọn người đẹp trong các cuộc liên hoan, lễ hội; b́nh chọn qua ảnh hoặc trong các hoạt động văn hóa, xă hội khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này.
Tuy nhiên, xem ra, con voi vẫn chui lọt qua lỗ kim. Khi sự việc được báo chí phanh phui, cơ quan quản lư từ Trung ương đến địa phương mới hay biết.
Ông Phạm Tuân - Trưởng ban tổ chức cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam cho biết, theo quy chế của Bộ, chỉ cấp phép cho các cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp, c̣n cuộc thi nữ hoàng, miss, nam vương... không thấy đề cập đến, nên đă tổ chức không có giấy phép.
Theo ông Dương Xuân Nam, đă có những sơ hở trong quản lư. "Những người quản lư nên có cách làm chặt chẽ hơn để đừng làm hạ thấp h́nh ảnh của các cuộc thi tôn vinh sắc đẹp chân chính, làm cho mọi người không biết đâu là thật, đâu là giả..." - ông Nam cho biết.
Bắc Lưu
Theo giaothongvantai.com. vn