Theo cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cho biết, đang tiến hành làm rơ thông tin vải ngoại có nguồn gốc từ Trung Quốc thâm nhập vùng biên vào tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện nay t́nh trạng vải thiều nội địa xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn diễn ra b́nh thường.
Gần đây, tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lăng - Lạng Sơn) xuất hiện thông tin người dân địa phương tiêu thụ và sử dụng một loại vải thiều lạ, không rơ nguồn gốc. Loại vải này quả mọng, to và đều được bán nhiều ở khu vực chợ biên giới như: Tân Thanh, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc). Có những ngày số lượng vải “lạ” trên được tiêu thụ lên tới gần chục tấn.
Theo đó, nguồn gốc của loại vải này được một số người dân sống tại khu vực biên giới “xách tay” từ chợ P̣ Chài (Trung Quốc) về bán tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh.
Do h́nh thức đẹp nên có rất nhiều người tới mua mặc dù giá cao gần gấp đôi so với vải nội địa. Thường một cân vải “Tàu” có giá từ khoảng 25 ngh́n đồng.
Khi ăn, loại vải thiều này có vị ngọt rất khác lạ và đậm sắc hơn vải có nguồn gốc từ Lục Ngạn, Bắc Giang hoặc Hải Dương.
Trước thông tin có sự xuất hiện của vải Trung Quốc tại Lạng Sơn,
thị trường vải thiều tại Lục Ngạn vẫn tiến hành các hoạt đông
buôn bán b́nh thường.
Khoảng một tháng trước, một lô vải thiều số lượng lớn được nhập từ bên kia biên giới đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Thời gian sau đó, vải Trung Quốc thưa dần, có những ngày hầu như không có một cân vải đưa vào Việt Nam.
Tuy nhiên, có người lại cho rằng không hề có chuyện vải thiều Trung Quốc tuồn vào Việt Nam, v́ năm nào nước ta cũng ồ ạt xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường chính là Trung Quốc. Bởi nhu cầu về mặt hàng này trong nước chưa đủ đáp ứng nên Trung Quốc mới tiến hành nhập khẩu.
Nếu có là do t́nh trạng “quay ṿng của sản phẩm”, thương lái Trung Quốc thường chọn lựa rất kỹ, mua những quả vải to và đều nên khi sang đến Trung Quốc, có những quả bị dập, thâm đen trong quá tŕnh vận chuyển sẽ bị loại bỏ. Do đó, nhiều người lại mua và đưa trở lại Việt Nam tiêu thụ.
Trao đổi với PV, ông Vũ Hồng Thủy - Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn cho biết, thường th́ vải thiều Trung Quốc chín sớm hơn vải nước ta nên họ đă thu hoạch cách đây khoảng 1 tháng. Những khu vực trồng vải như đảo Hải Nam và vùng Quảng Đông, Quảng Tây đều đă thu hoạch xong.
Nếu so về h́nh thức th́ vải thiều Trung Quốc trông đẹp mắt hơn nhưng chất lượng và giá cả kém hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa. Trong tiền lệ, từ trước đến nay chưa bao giờ có vải thiều Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam.
Ông Thuỷ khẳng định, sẽ tiến hành kiểm tra lại để làm rơ thực hư việc có hay không có vải thiều Trung Quốc thâm nhập vùng biên, tuồn vào nội địa. “Vải Trung Quốc năm nay chín sớm trong khi sản phẩm trong nước chưa ra tới thị trường nên việc trao đổi sản phẩm của cư dân giữa hai nước có thể diễn ra, đó là điều hết sức b́nh thường. Việc buôn bán này hoàn toàn có thể nhưng số lượng vải tuồn sang không đáng kể” - ông Tùng lư giải.
Bà Đặng Thị Ngân - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Tân Thanh, Lạng Sơn cho biết: hàng ngày chúng tôi vẫn làm việc b́nh thường tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh nhưng chưa hề ghi nhận được thông tin có vải Trung Quốc xuất hiện.
Hiện nay, cửa khẩu vẫn đang làm thủ tục xuất khẩu cho hàng ngh́n tấn vải tiêu thụ sang Trung Quốc, do đó khả năng vải Trung Quốc đem sang Việt Nam tiêu thụ là hầu như không có.
“Hiện tại, mỗi ngày Cửa khẩu Tân Thanh xuất khoảng vài trăm tấn vải thiều sang Trung Quốc, tương đương với số lượng khoảng 30 - 50 xe. Cửa khẩu Cốc Nam mỗi ngày làm thủ tục cho khoảng trên 100 xe/ ngày với khối lượng gần 2.000 tấn vải. Sản phẩm vải trong nước đang ế ẩm như vậy th́ việc đưa vải Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sang Việt Nam tiêu thụ có vẻ rất vô lư” - bà Ngân cho hay.
Cũng theo bà Ngân, từ trước đến nay, chưa bao giờ có chuyện quả vải Trung Quốc xuất hiện trên thị trường Lạng Sơn cũng như tại Việt Nam. Do đó, bà con tại những vùng trồng vải có thể yên tâm v́ hoạt động giao thương buôn bán vải vẫn diễn ra hết sức b́nh thường sang bên kia cửa khẩu.
Theo TBKTSG