Tại sao các cuộc cải tổ của Trung Quốc đều thất bại? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tại sao các cuộc cải tổ của Trung Quốc đều thất bại?
Suốt chiều dài lịch sử, các nhà cải cách Trung Quốc không đi đến đích và cuối cùng thường gặp kết cục thê thảm. Tại sao họ luôn luôn thất bại?

Yang Hengjun, The Diplomat, 30-5-2014

Trần Ngọc Cư dịch


Vương An Thạch (1021-1086) – Ảnh của Wikimedia Commons

So với “các cuộc cách mạng” (nổi dậy của nông dân, binh biến, đảo chánh cung đ́nh, v.v.) lật đổ các vương triều trong lịch sử Trung Quốc, th́ mục tiêu của “cải tổ” mang một ư nghĩa ngược lại: duy tŕ vĩnh viễn vương triều đang cai trị. Người dân b́nh thường gần như có chung một cảm tưởng, là coi “cách mạng” và “cải tổ” như công cụ của “sự thay đổi.” Nhưng trên thực tế, trong 2000 năm lịch sử Trung Quốc, cải tổ chỉ có một mục đích duy nhất: tránh thay đổi. Cải tổ được sử dụng để duy tŕ hệ thống [chính tri] hiện hữu. Trong lịch sử Trung Quốc, “cải tổ” và “cách mạng” thay phiên nhau diễn ra qua thời gian. Các cuộc cách mạng thường thành công, do đó Trung Quốc đă trở nên nước có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân và nhiều cuộc thay đổi vương triều nhất thế giới. Nhưng cải tổ lại ít khi thành công.

Từ một quan điểm hiện đại, gần như tất cả những cuộc cải tổ trong lịch sử Trung Quốc có thể được xếp loại là “thất bại”: từ những cải cách của Thương Ưởng tại nước Tần đến các triều Văn Đế và Cảnh Đế nhà Hán; từ việc tiếm quyền của Vương Măng đến các cải tổ của Vương An Thạch trong triều đại nhà Tống; từ quyết định bế quan tỏa cảng của nhà Minh và nhà Thanh đến phong trào Tây hóa vào cuối nhà Thanh… Không có lấy một phong trào nào trong số này có thể gọi là thực sự thành công. Tồi tệ hơn nữa, chính bản thân những nhà cải tổ thường gặp kết cục bi thảm.

Tại sao vậy? Nói giản dị, có ba yếu tố chung. Một là, khác hẳn các cuộc cải tổ khác được ghi lại trong lịch sử thế giới, gần như tất cả các cuộc cải tổ của Trung Quốc được thực hiện thuần túy v́ lợi ích của người cai trị (hoàng đế). Các cuộc cải tổ này chỉ điều chỉnh chính sách về cách trị dân của vị hoàng đế, làm thế nào để quản lư bốn giai cấp xă hội (sĩ, nông, công, thương), làm thế nào để khai thác đất đai của nông dân, và làm thế nào để chất đầy ngân khố bằng tiền thuế của dân. Không một cải tổ nào đả động đến triết lư cầm quyền, hay phương pháp quản trị quốc gia, lại càng không đặt trọng tâm vào lợi ích công.

Các nhà cải tổ Trung Quốc lấy lợi ích của người dân b́nh thường làm đối tượng cải tổ, chứ không cải tổ chế độ để mang lại lợi ích cho người dân. Do đó, những cải tổ này không bao giờ đụng đến vương triều đang ngự trị, mà chỉ tạo ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích liên hệ. So với các cuộc cách mạng (hoặc được người dân ưa thích hoặc bị người dân sợ hăi), người dân thường dửng dưng với “cải tổ.” Và các cải tổ không được dân chúng hậu thuẫn sẽ hoàn toàn thất bại một khi chúng gặp phải sức phản công từ các nhóm lợi ích hay từ các phe phái đối lập. Đối với người dân b́nh thường, thất bại của các cuộc cải tổ này không phải là chuyện đáng than khóc.

Hai là, nhiều cải cách mạnh mẽ trong lịch sử Trung Quốc có một điểm chung: Những nhà cải cách không phải là kẻ thống trị cao nhất (hoàng đế). Nhiều nhân tài lúc đầu được hoàng đế (tạm thời) tuyển chọn đi tiên phong trong các cuộc cải tổ – nhưng về sau lại bị đem ra làm vật tế thần khi cải tổ thất bại. Những nhà cải cách như Thương Ưởng, Vương An Thạch và trường phái Tây hóa cuối đời nhà Thanh đều chịu chung số phận. Những người giữ quyền lực tối cao thường cai trị từ đằng sau hậu trường. Họ giữ một khoảng cách nhất định đối với công cuộc cải cách, thủ đoạn này giúp họ rộng đường điều động nhân sự. Nếu cải cách thành công, những người nắm quyền sẽ giành lấy công lao; nếu công cuộc đổi mới thất bại, họ hi sinh những nhà cải cách. Trong những t́nh huống này, các cuộc cải cách vốn đă mang tính nửa vời ngay từ đầu – các cuộc cải tổ “từ trên ban lệnh cho bên dưới” thường là như vậy. Trái lại, loạt cải tổ do Hán Vũ Đế và các hoàng đế đời Đường đích thân tiến hành lại đạt nhiều hiệu quả hơn.

Ba là, tất cả các cuộc cải cách trong lịch sử Trung Quốc đều có mục đích kéo dài vô hạn hệ thống cai trị đương thời, chứ không thay đổi chế độ đang có. Một số cải cách gặp phải thất bại, khiến những nhà cải cách chịu cảnh phanh thây xẻo thịt (như Thương Ưởng) hay chết trong tủi nhục (như Vương An Thạch). Nhưng thậm chí vào thời điểm đó, các hoàng đế vẫn giữ lại những bộ phận của chính sách cải tổ có khả năng giúp duy tŕ hệ thống cai trị hiện hữu, biến những phần này thành những con đinh ốc trong bộ máy độc đoán.

Những biện pháp cải tổ nhằm củng cố chính quyền trung ương thông thường là dễ thành công. Chẳng hạn, các công ty độc quyền của triều đ́nh [nhà nước] về muối và sắt do Quản Trọng tổ chức vào thế kỷ 7 trước công nguyên có sự tương đồng với công ty độc quyền nhà nước về dầu lửa ngày nay. Tuy nhiên, những ư kiến như phân quyền và phân phối đồng đều của cải quốc gia (điều mà người dân b́nh thường quan tâm hơn) lại thường bị các nhóm lợi ích tranh đoạt hay bị nhà vua đ́nh chỉ lập tức. Do đó, các phong trào cải tổ mạnh mẽ tại Trung Quốc, bất luận dù chính sách của chúng có ư nghĩa như thế nào vào buổi đầu, dần dà đều trở nên mai một. Sau một vài thập kỷ, các cải tổ này chỉ c̣n là những công cụ giúp nhà cầm quyền bóc lột nhân dân và kiểm soát công luận.

Dĩ nhiên, vấn đề lớn nhất mà các phong trào cải tổ Trung Quốc gặp phải là người ta không t́m ra phương cách nào để thay đổi chính bản thân cái hệ thống, và vấn đề này đă kéo dài cả 2000 năm nay. Tất cả những ǵ mà người ta có thể làm được là giúp cho hệ thống đó trở nên hoàn chỉnh hơn, tinh vi hơn – thâm độc hơn. Trong ư nghĩa này, tất cả mọi cải tổ trong 2000 năm lịch sử Trung Quốc đều không có cơ may thành công, và chúng ta phải cảm ơn Trời Đất v́ chúng đă thất bại.

Ngày nay, nhiều học giả cho rằng nếu Tôn Dật Tiên không vội làm cách mạng, th́ cuộc cải tổ hiến pháp của nhà Thanh có thể đă thành công. Những vị này có trí tưởng tượng học thuật quá phong phú, mà thiếu trí mất trí tưởng tượng văn chương: bạn có thể tưởng tượng nỗi một kịch bản trong đó, kể từ nhà Tần đến nhà Thanh, có cải tổ cơ chế nào thành công hay không? Nếu nó thành công, th́ ngày nay chắc hẳn mọi người Trung Quốc đều để tóc “đuôi lợn của đàn ông Măn Châu” và mỗi buổi sáng đều khấu đầu hô to khẩu hiệu “Ḍng họ Ái Tân Giác La vạn tuế! Vạn vạn tuế!” [Ái Tân Giác La là họ của các hoàng đế nhà Thanh. Búi tóc đuôi lợn là kiểu tóc của đàn ông Măn Châu; nhà Thanh có luật lệ buộc người Trung Hoa phải để tóc kiểu này – ND.]

Các cải tổ có thể thành công hay không là do hệ thống chính trị có thể thay đổi hay không và nhà cầm quyền có chịu thay đổi hệ thống để theo đuổi một mục tiêu cao cả hơn hay không… Nếu nh́n vào những cải tổ hiện nay của Trung Quốc theo góc nh́n từ lịch sử Trung Quốc, chúng ta có lư do để bi quan. Nhưng chúng ta không nên cho rằng t́nh thế là hoàn toàn tuyệt vọng hay không c̣n con đường tiến lên phía trước. Những nhà cải tổ cần phải học hỏi từ lịch sử Trung Quốc. Cải tổ cần phải đi “từ trên xuống dưới” [từ trung ương đến địa phương] và phải được hậu thuẫn bằng quyết tâm mạnh mẽ của giới lănh đạo ṇng cốt. Đồng thời, những nhà cải tổ phải bắt đầu bằng việc lấy lợi ích của nhân dân, tương lai của đất nước và an ninh quốc gia làm mục tiêu cao nhất. Họ phải tránh thái độ chỉ biết chăm lo lợi ích của giới cầm quyền hay phục vụ các quan tâm của những nhóm lợi ích.

Những điều này chính là những ǵ các nhà cải tổ trong lịch sử Trung Quốc đă không làm, và không muốn làm. Nếu trong thế kỷ 21 này, các nhà lănh đạo vẫn c̣n giữ nguyên tư duy và sáng kiến của những nhà cải tổ trong lịch sử Trung Quốc. Nếu họ không táo bạo t́m cách cải tổ hệ thống v́ lợi ích của quốc gia và nhân dân mà chỉ cố gắng duy tŕ hệ thống hiện hữu, th́ họ cũng đừng nên cố gắng cải tổ làm chi. Bằng không, dù các cải tổ của họ không thất bại đi nữa, chúng cũng sẽ mang lại hỗn loạn, và có thể nhanh chóng đưa đến cách mạng.

Bài viết này xuất hiện đầu tiên bằng tiếng Trung trên blog của Yang Hengjun. (Xin bấm vào đây.)

Yang Hengjun là một nhà nghiên cứu Trung Quốc độc lập, một tiểu thuyết gia, và là một blogger. Ông từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc và từng là một nhà nghiên cứu thâm niên tại Atlantic Council ở Thủ đô Washington. Yang nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Công nghệ, tại Sydney, Australia. Trang blog tiếng Trung của ông tŕnh bày các vấn đề Trung Quốc quan trọng hiện nay và các cổng điện tử về quan hệ quốc tế. Các bài viết của ông nhận hàng triệu lượt truy cập. Địa chỉ blog của Yang: www.yanghengjun.com.

Dịch giả gửi Văn Việt.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 06-09-2014
Reputation: 344189


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 126,000
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.png
Views:	0
Size:	166.1 KB
ID:	622673
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,381 Times in 5,346 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 161 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to Romano For This Useful Post:
Vietnamese (06-15-2014)
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:11.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07236 seconds with 14 queries