CAPE CANAVERAL, Florida (AP) - Các nhà khoa học Ư và Hoa Kỳ hôm Thứ Năm loan báo vừa khám phá một đại dương mênh mông, nằm bên dưới lớp băng dày của mặt trăng nhỏ Enceladus của Thổ Tinh.
Khám phá này nhờ vệ tinh thám hiểm Thổ Tinh Cassini, một hợp tác khoa học giữa NASA với Âu Châu, được đưa lên không gian cách đây 17 năm.
H́nh minh họa do NASA thực hiện, dựa trên số liệu đo đạc do phi thuyền Cassini ghi lại. (H́nh: AP Photo/NASA, JPL, Caltech) |
Đại dương chứa toàn nước này nằm dưới lớp băng dày 25 dặm, ở Nam cực của Enceladus, lớn bằng hồ Superior vùng Bắc Mỹ. Được biết bề ngang của Enceladus rộng khoảng 310 dặm.
Ông Jonathan Lunine, khoa học gia của Cornell University và cũng là người dự phần trong cuộc nghiên cứu, nói rằng khám phá mới này khiến Enceladus “trở thành nơi rất hấp dẫn để ḍ t́m sự sống.”
Hồi 2005, phi thuyền Cassini chụp được đám hơi nước bắn phọt lên từ những đường nứt ở cực Nam Enceladus. Giới khoa học tin rằng đám hơi của nước mặn này có thể từ một đại dương ngầm phía dưới bắn lên.
Hôm Thứ Năm, họ xác nhận lại sự hiện diện của một biển nước nơi đây qua bài tường thuật đăng trong tập san Science.
Enceladus không phải là mặt trăng duy nhất trong Thái Dương Hệ có đại dương ở dưới bề mặt. Titan, mặt trăng lớn nhất trong số 12 mặt trăng của Thổ Tinh, được cho là có một đại dương chiếm khắp bề mặt.
Ngoài ra mặt trăng Europa của hành tinh này cũng có biển.
Chứng cứ cho thấy, hai mặt trăng Ganymede và Callisto của Mộc Tinh cũng có đại dương ở bên dưới.
Phi thuyền Cassini đă đến lúc hết tuổi thọ, nó sẽ c̣n bay ngang qua Enceladus thêm ba lần nữa trước khi chấm dứt sứ mạng vào 2017. (TP)
Người-Việt