Câu chuyện của nghệ sỹ Chánh Tính th́ đă rơ. Là một nghệ sỹ ông là tài năng nhưng là doanh nhân ông là một doanh nhân tồi. Khi là nghệ sỹ ông là người giàu có nhờ cát sê cao nhưng khi là nhà doanh nghiệp (sản xuất phim) ông đă làm phá sản cả sản nghiệp một đời dành dụm được. Thế mới thấy thị trường khắc nghiệt đến nhường nào.
Không riêng ǵ Chánh Tính, nhiều nghệ sỹ tài ba trong làng giải trí Việt đă thất bại khi sang ngang làm kinh doanh, tỉ dụ gần đây là Phước Sang, là Siu Blách… những cái chết tức tưởi.
Giới văn nghệ sỹ th́ có đội ngũ rất đông đảo, vài ngàn nhà văn nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà phê b́nh. Vài vạn ca sỹ, diễn viên kịch, múa, nhạc công… đang bươn chải kiếm sống. Từ ngày đổi mới, xem ra chỉ có giới ca sỹ là đang sống được, có bộ phận sống tôt bằng nghề của ḿnh. Cơ chế thị trường đă tạo đà cho nghệ sỹ kiếm tiền, giàu có. Song cũng chỉ thấy phát lộ trong lĩnh vực âm nhạc, mà cũng chỉ vài chục ca sỹ và giới bầu sô mà thôi.
Vậy, đời sống văn nghệ sỹ thế nào nhỉ? Lực lượngnày đông đảo lắm. Chưa ai làm thống kê, nhưng chỉ một phép ước tính giản đơn, mỗi tỉnh có ít nhất là một đoàn nghệ thuật với quy mô chừng dăm chục người th́ 65 tỉnh thành cũng đă có hơn 3 vạn nhân sự rồi, chưa kể các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác. Họ có sống được bằng nghề của ḿnh trong cơ chế thị trường?
Ca sỹ đi hát đây đó c̣n có chút catse, họa sỹ c̣n bán được vài bức tranh nhưng phải tài năng mới giàu có. C̣n lại họ sống bằng ǵ nhỉ, có phải là đang đeo bám vào nhà nước với đồng lương chết đói hoặc bằng nghề tay trái!
Lâu nay, người ta vẫn lớn tiếng ca cẩm rằng, tại v́ nhà nước o bế họ trong bao cấp đề định hướng tư tưởng theo lối văn nghệ minh họa nên đă làm thui chột tài năng sáng tạo của văn nghệ sỹ. Họ cần tự do. Tại các cuộc hội thảo lớn, nhiều tiếng nói đă chất vấn rằng, nhiều lĩnh vực đă được vận hành theo cơ chế thị trường, sao lĩnh vực văn học chậm chạp, èo uột vậy?
Trên tinh thần đó, mới đây, các nhà văn, nhà thơ, nhà phê b́nh đă đi tiên phong lập ban vận động thành lập hội “Văn đoàn độc lập”, tách ra khỏi hội nhà văn Việt Nam, tự bơi trong cơ chế thị trường.
Cuộc sinh thành có vẻ rất khí thế, nó báo hiệu sự trưởng thành về tư duy của giới văn nghệ sỹ. Nhiều người thấy táo bạo, háo hức. Song cũng không ít người băn khoăn, lo lắng. Trong hội thảo khoa học “Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập” tại TP Hồ Chí Minh, nhà thơ Nguyễn Đắc Xuân đă bộc lộ những trăn trở được nhiều người tán đồng:
“Vấn đề lớn nhất là "Vị thế nào cho nhà văn Việt Nam trong cơ chế thị trường và hội nhập?". Trong khi kinh tế Việt Nam đang vươn lên ở tầm khu vực, hàng hóa Việt Nam cũng ngày càng vươn ra thế giới mạnh mẽ hơn th́ với loại "hàng hóa đặc biệt" là nghệ thuật th́ "chúng ta chỉ mới bán được một ít tranh, một ít nhạc và phim ảnh, c̣n văn học th́ mấy ai trên thế giới biết được tiếng Việt mà mua văn của ta".
Con số 80 triệu dân đang nói tiếng mẹ đẻ được nhắc đến như một thị trường lớn rộng và lư tưởng cho văn học nhưng lại không mấy nhà văn có thể khai thác hết, chiếm lĩnh hết. "Văn th́ chỉ in được vài ngh́n bản, thơ cũng chỉ in ra để nộp lưu chiểu và tặng bạn bè là chính", thực trạng này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên các phương tiện truyền thông, trong các lần hội thảo, tọa đàm về văn hóa đọc và nghề viết nhưng đến nay cũng không mấy biến chuyển.
Văn học là sản phẩm trí tuệ nhưng đối với thị trường nó cũng là một loại hàng hóa mà thôi. Chính v́ thế khi không "bán" được thứ hàng hóa này, liệu các nhà văn của ta đă nh́n lại quy tŕnh "sản xuất" của ḿnh?”
Có nghĩa là, họ vẫn chưa đủ tài năng để tự ra biển lớn. Bởi vậy, họ vẫn cố đeo bám vào bao cấp để sống.
Mặc dầu vậy, không thể kéo dài măi việc nhà nước đặt hàng sản phẩm sáng tạo với họ. Tiền cứ đổ vào các hăng phim, các đoàn nghệ thuật, các hội văn học nghệ thuật nhưng sản phẩm không thể bán ra thu về đủ vốn th́ có nghĩa nhà nước đang thua lỗ. Kiểu như ông Chánh Tính vậy.
kp
|