Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ TT&TT muốn tách MobiFone ra khỏi VNPT để thành lập Tổng Công ty Thông tin di động. Đây sẽ là Tổng Công ty cung cấp đa dịch vụ trong đó MobiFone chỉ là một thành viên.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của MobiFone, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất năm 2014 của Bộ TT&TT là phải tiến hành tái cơ cấu VNPT và nội dung cơ bản nhất trong đề án tái cơ cấu VNPT là tách một trong hai mạng thông tin di động MobiFone hoặc VinaPhone ra khỏi VNPT để hình thành doanh nghiệp mới. Theo đề án định hướng của Bộ TT&TT tŕnh Chính phủ là sẽ tách MobiFone ra khỏi VNPT thành lập Tổng Công ty Thông tin di động MobiFone, đây sẽ là Tổng Công ty cung cấp đa dịch vụ trong đó có dịch vụ thông tin di động và MobiFone sẽ là một thành viên.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, việc tách MobiFone ra khỏi VNPT là để đảm bảo có doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với VNPT và Viettel, đồng thời cũng là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa MobiFone. Khi cổ phần hóa MobiFone, Nhà nước sẽ nắm 75%, còn lại sẽ kêu gọi đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài. Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng vẫn là cổ phần hóa MobiFone để tạo động lực mới cho sự phát triển của thông tin di động.
Trước đó, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT đă nhấn mạnh viễn thông Việt Nam muốn phát triển th́ phải cổ phần hóa. Nếu bức tranh thị trường viễn thông trong tương lai có 4 doanh nghiệp lớn, ví dụ Viettel là doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc pḥng th́ nên để 100% Nhà nước, các doanh nghiệp c̣n lại th́ cổ phần hóa và những doanh nghiệp nào quan trọng th́ Nhà nước chiếm 51% cổ phần. Lư giải kỹ hơn cho vấn đề này, ông Mai Liêm Trực cho biết, sở dĩ 10 năm qua, các doanh nghiệp viễn thông của Nhà nước vẫn phát triển tốt v́ thị trường c̣n rất mầu mỡ bởi mật độ chưa đông, giá vẫn c̣n cao. Thế nhưng, khi cạnh tranh mạnh, giá cước giảm nhanh và mật độ người sử dụng dịch vụ tăng cao mà chúng ta cứ giữ 100% vốn Nhà nước th́ chắc chắn chỉ c̣n trụ được từ 1 đến 2 doanh nghiệp. Như vậy, nhân dân và Nhà nước sẽ gánh chịu hậu quả này. Ông Mai Liêm Trực cũng đưa ra khuyến nghị Chính phủ và Bộ TT&TT phải vững tay sắp xếp lại các doanh nghiệp viễn thông để các doanh nghiệp và thị trường viễn thông vẫn phát triển tốt 10 năm tới.
Trong nhiều lần làm việc với VNPT trước đây, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doăn Hợp cho rằng VNPT cần phải đẩy nhanh quá tŕnh cổ phần hoá, coi cổ phần hoá là xu thế tất yếu. Ông Lê Doăn Hợp c̣n khẳng định việc cổ phần hóa MobiFone cần làm càng sớm càng tốt v́ quyền lợi đất nước. “Việc cổ phần hóa là bước tiến ngoạn mục của nền kinh tế và nó cũng giống như cô gái đẹp có 3 thời kỳ: kiêu hănh, kêu gọi và kêu trời… Doanh nghiệp nghĩ cho thế đứng của ḿnh là đúng, nhưng cũng cần v́ lợi ích quốc gia “, ông Lê Doăn Hợp ví von.
Phát biểu tại buổi tọa đàm “Kịch bản nào cho thị trường viễn thông Việt Nam?” do Câu lạc bộ Nhà báo ICT tổ chức năm 2012, TS.Vơ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế Trung ương đă bày tỏ quan ngại liệu có thể tồn tại một thị trường cạnh tranh nếu các công ty có đủ số lượng nhưng đều là doanh nghiệp Nhà nước? “Nói một cách rất đơn giản là hăy suy nghĩ như một gia đ́nh có 2 đứa con, 1 được mẹ yêu, 1 được bố yêu, th́ 2 đứa con ấy vẫn có thể cạnh tranh với nhau. Nhưng nếu 2 đứa con ấy đều được cả bố và mẹ cùng yêu th́ khả năng cạnh tranh rất hạn chế. Rơ ràng cấu trúc thị trường viễn thông có vấn đề”, TS.Vơ Trí Thành nói.
TS.Vơ Trí Thành phân tích tiếp, v́ thị trường viễn thông có đặc thù là số lượng “người chơi” hạn chế nên một trong những cách để tạo cạnh tranh là cổ phần hóa. Cổ phần hóa không phải đơn thuần là chuyện kiếm thêm ít tiền từ nhà đầu tư, bán để thu ít tiền cho ngân sách Nhà nước, mà trên đặc điểm của thị trường viễn thông th́ cổ phần hóa c̣n tạo thêm đối tác chiến lược. Điều này đă trở thành tư tưởng quan trọng của Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
“Khi cổ phần hóa th́ đối tác chiến lược đem vào kỹ năng quản trị, công nghệ, cách thức dịch vụ mới, tạo tiêu chuẩn để các doanh nghiệp khác phải theo. Đó là cách thức tạo áp lực cạnh tranh trên thị trường mà số “người chơi” hạn chế. Gắn câu chuyện cổ phần hóa và tạo dựng được chuẩn mực về cung cấp dịch vụ, công nghệ để các doanh nghiệp khác phải theo”, TS.Vơ Trí Thành nói.
ICTNews