Tỷ giá USD/VNĐ và thị trường ngoại hối đă trải qua một năm khá ổn định. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục duy tŕ trong năm 2014 nếu có một chính sách tiền tệ đúng đắn.
Tỷ giá USD/VNĐ và thị trường ngoại hối đă có thêm một năm ổn định, đặc biệt là nguồn lực dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố (ước tính đạt trên 30 tỷ USD).
Báo cáo về triển vọng tiền đồng Việt Nam mới công bố của Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC nhận định, xu hướng này sẽ được tiếp tục duy tŕ trong thời gian tới bởi có nhiều yếu tố hỗ trợ. Trong đó, cán cân thanh toán duy tŕ xu hướng ổn định; cán cân thương mại cả năm 2013 thặng dư nhẹ cộng với ḍng kiều hối mạnh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho tài khoản văng lai, báo cáo nhận định.
Ḍng vốn đầu tư nước ngoài cũng mạnh trong năm 2013 trong khi đầu tư danh mục cổ phiếu cũng chứng kiến xu hướng tăng ổn định vào năm 2013 khi triển vọng kinh tế nước ta cải thiện. Triển vọng tăng tưởng GDP tốt hơn cũng có khả năng tiếp tục thu hút ḍng đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp.
HSBC tin tưởng ḍng đầu tư tích cực đă giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối, cải thiện khả năng bảo đảm nhập khẩu của Việt Nam mặc dù mức dự trữ ngoại hối c̣n thấp so với đa số các nước trong khu vực châu Á, báo cáo này cho biết. Mặc dù gần đây chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng nhẹ nhưng theo HSBC, có rất ít rủi ro chỉ số này tăng cao hơn lăi suất chính sách trong thời gian sắp tới. Chính v́ vậy, lăi suất thực tế vẫn ở ngưỡng tích cực và hỗ trợ giảm các nguy cơ về đô la hóa.
Dự báo của HSBC tương đồng với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế. Theo Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế Xă hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Ts Tạ Đ́nh Xuyên, năm 2013 hoàn toàn không có áp lực về tỷ giá. Chính phủ chỉ thay đổi tỷ giá khi có áp lực. Nếu năm nay doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu nhiều th́ nhập khẩu thiết bị nhiều hơn và xuất hiện nhu cầu ngoại tệ tạo áp lực lên tỷ giá. Nhưng khi đó, NHNN sẽ có sự điều tiết và với những nguồn lực như trên, NHNN không gặp khó khăn trong việc này. Hơn nữa, mục tiêu tăng trưởng GDP của Chính phủ năm nay không lớn nên áp lực về khan hiếm ngoại tệ là ít xảy ra, ông Xuyên khẳng định.
Ts Vũ Đ́nh Ánh, Bộ Tài chính cũng cho rằng, mục tiêu điều hành tỷ giá USD/VNĐ năm 2014 của Chính phủ là hoàn toàn khả thi v́ thực tế 2012 và 2013 đều làm được theo đúng cam kết về tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, giữ giá VNĐ vẫn giúp xuất khẩu tăng 15 - 18% mỗi năm và liên tiếp hai năm có thặng dư thương mại.
Trong khi đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn B́nh khẳng định quan điểm điều hành tỷ giá năm nay là
ổn định nhưng không cố định, biến động 1 - 2%. Với cán cân văng lai lúc nào cũng thặng dư 2,5-3 tỷ USD, giá trị tiền đồng được tin tưởng phần nào, dự trữ ngoại hối tăng đáng kể, người đứng đầu NHNN tin tưởng rằng, tỷ giá hoàn toàn trong tầm kiểm soát.
Mặc dù cho rằng, triển vọng ổn định tiền đồng năm 2014 là có, song khối nghiên cứu HSBC vẫn cảnh báo nhiều rủi ro. Ổn định về tài khoản văng lai và lạm phát thường có khuynh hướng ngắn hạn và chúng ta vẫn cần một chính sách tiền tệ đúng đắn để kiểm soát hai yếu tố này. Dấu hiệu nới lỏng tiền tệ quá mức hay một đợt tăng lạm phát sẽ mang tính chất cảnh báo đối với đồng nội tệ, HSBC nhận định.
Cũng đă có ư kiến đề cập tới những cơn sóng ngầm dưới bề mặt b́nh yên của tỷ giá. Đó là tính chất
thụ động khi tỷ giá lâu nay được quyết định chủ yếu bởi cung cầu ngoại tệ: khi nền kinh tế có lượng ngoại tệ đổ dồi dào chảy vào th́ áp lực lên tỷ giá sẽ yếu hoặc không có, v́ thế không cần phải điều chỉnh tỷ giá tăng lên và ngược lại.
Hơn nữa, điều quan trọng trong điều hành tỷ giá là phải duy tŕ năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, ngoài chuyện xem xét đến cán cân cung cầu ngoại tệ. Bởi nếu sự ổn định tỷ giá được duy tŕ trong bối cảnh chênh lệch lạm phát giữa nước ta và Mỹ quá lớn (lạm phát của Mỹ năm 2013 là 1,2% và năm nay dự kiến là 1,2%) sẽ làm cho giá cả hàng hóa sản xuất trong nước trở nên đắt đỏ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại nhập, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa đó sản xuất ở trong nước. Hậu quả là xuất khẩu sẽ giảm sút trong khi nhập khẩu được khuyến khích, dẫn đến nhập siêu và thâm hụt thương mại – một nguồn gốc gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Theo
Vy Hương
Đại biểu nhân dân