Quân đội Trung Quốc có thể không sử dụng tiêm kích tàng hình J-31 mà thay vào đó là cung cấp cho Triều Tiên, Iran.
Nhân dân Nhật báo dẫn lời Đô đốc Hải quân Trung Quốc Zhang Zhaozhong, tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 thứ 2 định danh là J-31 do Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương chế tạo sẽ được sản xuất cho thị trường xuất khẩu thay vì cung cấp cho lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc.
Trước đó, trang mạng
Strategy Page (Mỹ) cho biết, J-31 có tiềm năng để trở thành một máy bay chiến đấu tàng hình phục vụ trên tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc, thì Đô đốc Zhang cho biết không chắc máy bay sẽ phục vụ trên tàu sân bay của Trung Quốc.
“Không giống như J-20 được thiết kế bởi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô, J-31 chưa bao giờ được phát triển dành cho Quân đội Trung Quốc”, ông Zhang nói.
|
Tiêm kích tàng hình J-31.
|
Giống như chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng Xiaolong/Thunder FC-1/JF-17, một thiết kế phối hợp giữa Trung Quốc và Pakistan, J-31 rất có thể sẽ được xuất khẩu cho các đồng minh của Trung Quốc và các đối tác chiến lược, trong đó có thể bao gồm cả Triều Tiên và Iran. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc là phương án có giá thành rẻ, phù hợp với các nước đang phát triển.
Mô hình J-31 được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông cuối tháng 11 năm ngoái, nó được mô tả như một máy bay chiến đấu dành cho thị trường nước ngoài của Trung Quốc.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), J-31 được gọi là “máy bay chiến đấu chất lượng cao”. Mô hình này cũng được trưng bày tại lễ khai mạc của Triển lãm Hàng không Quốc tế Bắc Kinh vào ngày 25/9 với tên gọi mới là "máy bay chiến đấu kiểu Trung Quốc." Tuy nhiên, nguồn AVIC lại nói rằng “máy bay chiến đấu kiểu Trung Quốc” không phải để chỉ J-31.
Lương Minh