(GDVN) - "Nếu Nhật Bản bắn rơi UAV Trung Quốc không khác ǵ chơi lửa bên thùng thuốc súng, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho quan hệ Trung-Nhật".
![](http://intermati.com/vuitoichat/Tin%20Tuc/Thang%209/UAV%20TQ%20(1).jpg)
Máy bay không người lái Trung Quốc xâm nhập bầu trời đảo Senkaku ngày 9 tháng 9 năm 2013
Máy bay không người lái Trung Quốc xâm nhập đảo Senkaku là BZK-005
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 18 tháng 9 cho rằng, sự kiện "máy bay không người lái Trung Quốc xâm nhập không phận đảo Senkaku" tiếp tục gây chấn động Nhật Bản. Ngày 17 tháng 9, đài truyền h́nh NHK Nhật Bản dẫn lời Bộ Quốc pḥng nước này cho biết: Để bảo vệ an ninh quốc gia, nếu phát hiện máy bay quân sự không người lái Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản, Nhật Bản sẽ tiêu diệt chúng.
Theo đài NHK, ngày 9 tháng 9, Bộ Quốc pḥng Nhật Bản xác nhận một chiếc máy bay không người lái không rơ quốc tịch đă bay trên bầu trời khu vực đảo Senkaku, máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Pḥng vệ Trên không đă cất cánh khẩn cấp, đồng thời công bố h́nh ảnh máy bay không người lái chụp được. Sau đó, Nhật Bản xác nhận, máy bay không người lái này thuộc quân đội Trung Quốc.
Theo đài này, Bộ Quốc pḥng Nhật Bản luôn theo dơi chặt chẽ hoạt động bay của máy bay không người lái Quân đội Trung Quốc trên bầu trời biển Hoa Đông, trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động trên biển những năm gần đây, Nhật Bản cho rằng, trong tương lai máy bay không người lái của Trung Quốc rất có thể xâm phạm không phận Nhật Bản.
Tham mưu trưởng Lực lượng Pḥng vệ Trên không Nhật Bản trước đó tuyên bố: "Các loại máy bay không người lái bay đến là sự thực, Lực lượng Pḥng vệ đang cân nhắc áp dụng biện pháp ứng phó cần thiết và đưa nó vào trong hoạt động huấn luyện". Theo hăng tin BBC, tin tức của đài NHK ngày 17 đă lần đầu tiên tiết lộ cụ thể về biện pháp ứng phó này.
![](http://intermati.com/vuitoichat/Tin%20Tuc/Thang%209/UAV%20TQ%20(2).jpg)
Quỹ đạo bay của máy bay không người lái Trung Quốc (ảnh báo Phương Đông, TQ)
Theo bài báo, Bộ Quốc pḥng Nhật Bản cho rằng, máy bay không người lái xuất hiện ngày 9 tháng 9 rất có thể là máy bay do thám không người lái Dực Long Trung Quốc. Bộ Quốc pḥng qua nghiên cứu cho rằng, ứng phó với máy bay quân sự không người lái khác với máy bay quân sự có người lái, do khả năng cảnh báo thiếu hiệu quả đối với máy bay không người lái là rất lớn, trong khi đó Dực Long là máy bay không người lái có thể mang theo tên lửa, v́ vậy "nếu xâm phạm không phận Nhật Bản, sẽ có thể gây thiệt hại cho an ninh quốc gia Nhật Bản, cân nhắc áp dụng biện pháp bắn rơi".
Bộ Quốc pḥng Nhật Bản c̣n cho biết, họ đă nhiều lần phát hiện máy bay quân sự không người lái xâm nhập bầu trời đảo Senkaku vào ngày 9 tháng 9, hạ tuần tháng 6 năm 2013 và ngày 15 tháng 12 năm 2012, những máy bay này đến từ Trung Quốc. Hiện nay, Bộ Quốc pḥng Nhật Bản coi những máy bay quân sự không người lái này là hoạt động của Quân đội Trung Quốc.
Bộ Quốc pḥng Nhật Bản tuyên bố, phải bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản, rơ ràng nhằm vào t́nh h́nh đảo Senkaku hiện nay. Ngày 17 tháng 9, nhà nghiên cứu Huỳnh Quảng Mai, Viện nghiên cứu học thuật quân sự Hải quân Trung Quốc cho rằng, cho dù có máy bay không người lái của Quân đội Trung Quốc xâm nhập bầu trời đảo Senkaku, th́ đó cũng là "hành vi kiên quyết thực hiện và bảo vệ chủ quyền lănh thổ" của Chính phủ Trung Quốc. Nhật Bản nếu tấn công sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
![](http://intermati.com/vuitoichat/Tin%20Tuc/Thang%209/UAV%20TQ%20(3).jpg)
Máy bay do thám không người lái BZK-005 Trung Quốc
Ngoài ra, Nhật Bản tuyên bố, căn cứ quan trọng bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc là máy bay Dực Long có thể mang theo vũ khí, nhưng tờ "Jane's Defense Weekly" Anh nhận định, chiếc máy bay không người lái ngày 9 tháng 9 hoàn toàn không phải là máy bay vũ trang Dực Long, mà là máy bay do thám không người lái BZK-005.
Theo bài báo, h́nh ảnh chụp được cho thấy, động cơ, kết cấu đuôi, thiết bị ḍ t́m quang điện/hồng ngoại đầu máy bay không người lái này đều phù hợp với đặc điểm của máy bay do thám không người lái BZK-005.
Bài báo c̣n cho biết, đây là lần đầu tiên bên ngoài xác nhận loại máy bay không người lái này đă chính thức đi vào hoạt động, nó xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lăm hàng không Chu Hải năm 2006, có thể bay liên tục 40 giờ ở độ cao 26.000 thước Anh (1 thước Anh bằng 0,3048 m).
Trung Quốc phản ứng
Báo chí Bắc Kinh ngày 18 tháng 9 đưa tin, đối với vấn đề Bộ Quốc pḥng Nhật Bản tuyên bố sẽ xem xét bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc xâm phạm không phận đảo Senkaku, ngày 17 tháng 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng "Trung Quốc có quyết tâm, có năng lực bảo vệ chủ quyền lănh thổ đảo Điếu Ngư"!.
Không chỉ tuyên bố bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc, gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă triệu tập hội thảo chuyên đề, nghiên cứu vấn đề thực hiện quyền tự vệ tập thể. Nhật Bản cũng cho biết sẽ cân nhắc phát triển năng lực tấn công đánh đ̣n phủ đầu.
![](http://intermati.com/vuitoichat/Tin%20Tuc/Thang%209/UAV%20TQ%20(4).jpg)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tại cuộc họp báo ngày 17 tháng 9 năm 2013
Hồng Lỗi vẫn ập lại luận điệu tuyên truyền cho rằng, do nguyên nhân lịch sử, các động thái về an ninh, quân sự của Nhật Bản "luôn được các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế theo dơi chặt chẽ". "Trung Quốc hy vọng Nhật Bản lấy lịch sử làm bài học, tôn trọng mối quan tâm của các nước trong khu vực, làm nhiều việc có lợi cho ḥa b́nh, ổn định của khu vực, chấm dứt gây ra và tuyên truyền đối đầu căng thẳng, tạo cớ phát triển vũ khí trang bị, điều chỉnh sách lược quân sự".
Hồng Lỗi c̣n công khai tuyên bố: "Hôm nay là ngày kỷ niệm 18/9. Biến cố 18/9 là khởi đầu chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Chúng tôi kỷ niệm ngày 18/9 chính là muốn giương cao ngọn cờ vĩ đại yêu chuộng ḥa b́nh, không ngừng vươn lên của dân tộc Trung Hoa, cố gắng phấn đấu để chấn hưng Trung Hoa. Trung Quốc tiếp tục thúc giục Nhật Bản thức tỉnh sâu sắc về lịch sử xâm lược, có thái độ có trách nhiệm đối với lịch sử và tương lai, đi theo con đường phát triển ḥa b́nh".
Phản ứng của cỗ máy tuyên truyền
Tân Hoa xă ngày 19 tháng 9 coi việc Nhật Bản tuyên bố bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc đă “phủ bóng đen” lên quan hệ Trung-Nhật và "ḥa b́nh khu vực châu Á-Thái B́nh Dương".
Theo bài báo, đây là ngôn luận cứng rắn nhất của Nhật Bản đối với Trung Quốc, thậm chí là "hành vi khiêu khích nguy hiểm" kể từ khi Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku vào tháng 9 năm 2012.
![](http://intermati.com/vuitoichat/Tin%20Tuc/Thang%209/UAV%20TQ%20(5).jpg)
Tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật tiếp tục căng thẳng
Cao Hồng, phó trưởng pḥng Pḥng nghiên cứu Nhật Bản, Viện khoa học xă hội Trung Quốc cho rằng, phát biểu "đổ thêm dầu vào lửa" trên của Nhật Bản rất "thiếu trách nhiệm", nó không chỉ không có lợi cho giải quyết tranh chấp song phương, mà c̣n tiếp tục làm xấu thêm quan hệ tổng thể song phương.
Theo Cao Hồng: "Nếu Nhật Bản bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc tuần tra bảo vệ chủ quyền ở không phận đảo Senkaku, không khác ǵ chơi lửa ở bên cạnh thùng thuốc súng, rất có thể khiến cho quan hệ Trung-Nhật xảy ra hậu quả nghiêm trọng".
Theo bài báo, sau khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku vào tháng 9 năm 2012, Trung Quốc đă áp dụng một loạt biện pháp đáp trả để "bảo vệ chủ quyền lănh thổ đảo Điếu Ngư".
Trung Quốc luôn đ̣i hỏi Nhật Bản dừng các hành động ở đảo Senkaku, tiến hành đối thoại để giải quyết "tranh chấp", nhưng Nhật Bản cứng rắn cho rằng, đảo Senkaku không tồn tại vấn đề lănh thổ, từ chối tiến hành đàm phán về vấn đề này, liên tục đưa ra các tuyên và áp dụng các hành động được Trung Quốc cho là "khiêu khích" và gây căng thẳng.
Theo bài báo, máy bay không người lái Trung Quốc bay ở "không phận và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc" là tượng trưng cho "hành vi chủ quyền quốc gia và quyền quản lư hành chính" của Trung Quốc, là "hoàn toàn hợp lư, hợp pháp".
![](http://intermati.com/vuitoichat/Tin%20Tuc/Thang%209/UAV%20TQ%20(6).jpg)
Tàu tuần tra của Trung-Nhật đối đầu trên vùng biển đảo Senkaku
Giáo sư Chu Vĩnh Sinh, Viện nghiên cứu quan hệ quốc gia, Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, nếu Nhật Bản bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc ở bầu trời đảo Senkaku, sẽ "vi phạm nghiêm trọng" luật pháp quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc và điều khoản có liên quan đến "vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh v́ chủ quyền quốc gia, đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế" của Hiến pháp ḥa b́nh. Ông cho rằng: "Nhật Bản bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc được coi là Nhật Bản gây ra xung đột Trung-Nhật".
Tháng 2 năm 2013, Nhật Bản từng lên án tàu chiến Trung Quốc sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu chiến Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản, được bài báo cho là Nhật Bản muốn "đổ hết trách nhiệm hành vi khiêu khích" cho Trung Quốc, đạt hiệu quả mong muốn trong dư luận quốc tế, chiếm lấy điểm cao về đạo nghĩa và pháp lư.
Mă Tuấn Uy, phó trưởng pḥng Pḥng nghiên cứu vấn đề Nhật Bản, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc cho rằng, từ khi nội các Shinzo Abe lên cầm quyền vào cuối năm 2012 đến nay, ngày càng “gây ra và tuyên truyền” đối đầu căng thẳng Trung-Nhật một cách nghiêm trọng hơn, tạo cớ để tăng cường sức mạnh quân sự, thay đổi sách lược pḥng vệ.
Nhật Bản muốn mua xe tấn công đổ bộ AAV7, máy bay do thám không người lái Global Hawk, máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey... của Mỹ để bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku.
Đông B́nh