Trước đây, khi liên tục gia tăng sức ép và lên giọng đe dọa phát động tấn công Syria, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn nhấn mạnh rằng đây là một bài học cho Triều Tiên, Iran và các tổ chức khủng bố khác một khi họ dám xâm phạm đến lợi ích của Mỹ và các đồng minh khu vực.
Tuy nhiên trong bối cảnh thế cờ đang đảo ngược một cách nhanh chóng như hiện nay, các chuyên gia phân tích quốc tế ngày càng lo ngại rằng chiến thuật mà Mỹ áp dụng ở Syria có thể phát đi một tín hiệu sai, đặc biệt là với B́nh Nhưỡng.
Ông Bruce Klingner, cựu nhân viên CIA, chuyên viên nghiên cứu cấp cao ở tổ chức tư vấn Heritage tại Mỹ nhận định: “Chính quyền Triều Tiên có thể sẽ rất phấn khởi trước các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang ngày càng ít hăng hái hơn trong việc can thiệp vào nước ngoài khi đối mặt với các bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.”

Cách xử lư vấn đề Syria của Mỹ có thể khiến Triều Tiên coi thường
|
Ông nói thêm: “B́nh Nhưỡng có thể sẽ kết luận rằng giọng điệu cứng rắn của Tổng thống Obama, bao gồm cả với Triều Tiên, sẽ không được hậu thuẫn bằng hành động quân sự. Và Triều Tiên sẽ áp dụng quan điểm này trong quá tŕnh ra quyết định trong tương lai khi đối đầu với Mỹ và Hàn Quốc.”
Trong quá tŕnh vận động cho một chiến dịch tấn công quân sự “hạn chế” vào Syria, các quan chức Mỹ thường nhấn mạnh rằng Triều Tiên, Iran và Hezbollah cần phải nh́n vào đây để thấy rằng Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước các hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên khi Tổng thống Obama đưa kế hoạch tấn công Syria ra trước Quốc hội, ông đă vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nghị sĩ. Các cuộc thăm ḍ dư luận cũng cho thấy dư luận Mỹ đang tỏ ra mệt mỏi với một cuộc chiến tranh nữa ở nước ngoài.
Và rồi đề xuất của Nga về kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học ở Syria đă trở thành một cái cớ cho các quan chức Mỹ tạm thời rút chân ra khỏi vấn đề đầy khó khăn này. Ngoại trưởng Mỹ và người đồng cấp Nga đă nhanh chóng đạt được thỏa thuận về kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học này tại Geneva, đồng thời hóa giải nguy cơ của cuộc tấn công quân sự vào Syria.
Theo chuyên gia phân tích Klingner, B́nh Nhưỡng có thể cảm thấy có thêm động lực trước cách thức Mỹ xử lư vấn đề Syria. Ông nói: “Sau này nếu Triều Tiên quyết định từ bỏ thái độ ôn ḥa hiện nay để quay lại với chính sách đối đầu quyết liệt hơn, họ có thể cảm thấy được khuyến khích bằng chính sách của Mỹ ở Syria để đẩy vấn đề đi xa hơn.”
Ông cũng chỉ ra rằng hiện quân đội Mỹ đang phải vật lộn đối phó với vấn đề cắt giảm ngân sách, và việc cắt giảm ngân sách này sẽ giới hạn khả năng của Mỹ trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên.
Klingner nói rằng rất có thể Triều Tiên sẽ nhận thấy sự bất tương xứng giữa tuyên bố về việc chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á với thực tế rằng Mỹ chưa hề có kế hoạch gia tăng lực lượng quân sự ở Thái B́nh Dương, thậm chí B́nh Nhưỡng có thể nhận định rằng trục chiến lược của Mỹ đang rời xa châu Á.
Trí Dũng - Khampha
Yonhap