Theo tố giác của người dân, hai cây du sam (hay c̣n gọi là ngô tùng hoặc thông dầu cổ thụ), có đường kính “khủng” đă bị ông trưởng công an xă thuê người chặt hạ.
Ngày 12/9, ông Nguyễn Thành Lư, Bí thư xă Tà Nung, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, vẫn đang chờ kết luận của cơ quan chức năng TP Đà Lạt để có h́nh thức kỷ luật thích đáng đối với ông Nguyễn Đức Lục, Trưởng công an xă Tà Nung.

Cây du sam.
Ông Nguyễn Thành Lư cho biết, trước đó vào ngày 25/5 vừa qua, ông nhận được điện thoại từ quần chúng, báo tin ông Nguyễn Văn Lục đă thuê 6 người đem theo cưa máy cùng các công cụ hỗ trợ khác tới khu vực rẫy của gia đ́nh bà Đặng Thị Hà, tổ 18, xă Tà Nung cưa hạ cây du sam.
Có mặt tại hiện trường vào thời điểm đó, ông Lư ghi nhận 2 du sam đă bị cưa hạ, trong đó có cây đường kính lên tới 140cm, ước tính có tuổi thọ đă lên tới cả trăm năm. Ít nhất 8 mét khối gỗ đă được sẻ ra từ hai cây du sam này.
Bà Đặng Thị Hà cho biết, tuy hai cây du sam trên nằm trong phần rẫy của gia đ́nh bà nhưng lại thuộc sự quản lư của Ban Quản lư rừng pḥng hộ Tà Nung nên khi phát hiện nhóm người vào cưa hạ, bà không thể ngăn chặn mà chỉ biết gọi điện báo cho xă.
Theo phản ánh của người dân, sau khi cưa hạ hai câu du sam, cắt thành từng lóng, toàn bộ số gỗ trên đều được vận chuyển đi vào ban đêm. Chính hành vi lén lút và mờ ám này đă khiến mọi người sinh nghi rồi báo với những người có thẩm quyền tại địa phương.

Ông Nguyễn Đức Lục lên xe bỏ đi khi phóng viên đến liên hệ làm việc về nội dung này.
|
Để t́m hiểu rơ hơn vụ việc này, chúng tôi đă liên hệ làm việc với ông Nguyễn Đức Lục nhưng vị trưởng công an xă Tà Nung đă thẳng thừng từ chối. Lư do ông Lục đưa ra là: “Cơ quan công an đang tiến hành điều tra…”. Tiếp đó, ông Lục lên xe bỏ đi đâu không rơ.
Theo ông Nguyễn Khang Thiên, Chi cục phó Chi cục kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, du sam là loại cây rừng quư hiếm, hạn chế khai thác, được xếp vào nhóm 2A. Đây là loài cây gỗ lá kim thuộc họ thông. Gỗ du sam có mùi thơm và được giới chế tác đồ gỗ ưa chuộng.
Khắc Lịch/Kienthuc