Nước mắm không nhăn mác, thêm ít bột ngọt không xuất xứ và nước từ... ṿi, thêm vài lát ớt và… ruồi là thành món nước chấm tại các quán cơm b́nh dân. V́ lợi nhuận, chủ quán sẵn sàng sử dụng những sản phẩm không đảm bảo vệ sinh, gây nguy hiểm cho người ăn.
Nước chấm từ nước lă và ruồi lổm ngổm
12h trưa, các quán cơm b́nh dân trên khu vực Sài Đồng (Long Biên, HN) đă chật ních khách. Là khu vực tập chung nhiều các khu công nghiệp, trường học nên nhu cầu cơm b́nh dân ở khu vực này tương đối lớn.
Cùng mẫu số chung như những quán cơm b́nh dân khác, nguyên liệu nấu nướng đều là loại “bèo” nhất ngoài chợ để tiết kiệm chi phí đầu vào. Gia vị nấu nướng của các quán ăn này cũng là sản phẩm “3 không”.
Rẽ vào một quán cơm tại đây, đập vào mắt PV là những khay đựng thức ăn không được che đậy, trong khi bên ngoài đường bụi mù mịt do con đường tại phố Sài Đồng đang trong quá tŕnh tu sửa. Bà chủ quán tay bóng nhẫy mỡ liên tục lấy thức ăn cho khách. Dưới bàn đựng khay thức ăn là một chiếc bát nhựa đựng nước mắm, mùi nước mắm thơm lừng bốc lên đánh thức vị giác của thực khách.
Gọi cho ḿnh một xuất cơm, PV lân la hỏi bà chủ: “Chị mua nước mắm ở đâu mà mùi thơm nức vậy?”. Bà chủ quán hồ hởi: “Nước mắm nguyên chất chị mua theo lít đấy. Cách một tuần lại có người đem đến tận cửa hàng. Nghe đâu đây là nước mắm nổi tiếng của vùng biển Thái B́nh. Giá cả cũng phải chăng, chỉ 13.000 đồng/lít”. Khi phóng viên thắc mắc v́ sao nước mắm đặc sản mà sao rẻ thế th́ chủ quán trả lời: “Ḿnh làm ăn buôn bán, loại nào tiết kiệm được chi phí th́ ḿnh mua. Thấy nước mắm này cũng thơm, lại rẻ nên chị mua làm hàng. Chứ dùng các loại nước mắm đóng chai th́ có mà lỗ vốn”.
Theo bà chỉ quán th́ nếu dùng loại nước mắm đóng chai: Chinsu, Nam Ngư… để pha chế nước chấm cho khách th́ mỗi ngày sẽ phải mất khoảng gần 100.000 đồng, trong khi dùng nước mắm loại này th́ chỉ cần ¼ lít nước mắm, pha chế thêm nước lọc, bột ngọt là có thể dùng cho cả ngày.
“Nước chấm là loại hàng miễn phí nên phải mua loại càng rẻ càng tốt”, vừa nói bà vừa gọi nhân viên đem can nước mắm từ trong bếp chạy ra pha thêm vào bát nước mắm v́ khách phàn nàn nước mắm hơi nhạt.
Cũng theo bà chủ quán th́ v́ các loại nước mắm này bán theo lít nên không thấy người bán nhắc đến ngày sản xuất hay hạn sử dụng của sản phẩm.
Theo tiết lộ của người từng bán quán cơm b́nh dân th́, để giảm tới mức “tối thiểu” chi phí bỏ ra cho mặt hàng “miễn phí” này, nhiều quán cơm c̣n pha nước lọc với bột canh hoặc muối rồi cho thêm ít nước mắm để…tạo màu. Nước mắm sau khi “pha chế” nếu không dùng hết sẽ được giữ lại để sử dụng cho bữa cơm chiều hoặc ngày hôm sau.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không chỉ có nước mắm trôi nổi, mà ngay cả nước mắm có thương hiệu, nếu không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh, và chỉ cần dùng một ít chất phụ gia th́ tác dụng gây bệnh là rất lớn. V́ người VN dùng rất nhiều nước mắm, lại dùng rất thường xuyên nên việc tích tụ và gây bệnh là điều hoàn toàn có thể đang xảy ra.
Mắm các loại khi đă pha chế chính là môi trường cực kỳ tốt để vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, mắm không sử dụng hết ở các quán cơm bụi, cơm b́nh dân thường được bảo quản khá sơ sài rồi để bên ngoài nên dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Chính v́ vậy, cần kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác.
Người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận, các thực khách cũng bàng quan với sức khỏe của chính ḿnh.

Anh Công (công nhân khu công nghiệp Hanel) cho biết có lần đi ăn muộn, anh c̣n chứng kiến thấy cảnh nhân viên quán cơm trút lại những bát nước chấm khách ăn c̣n thừa nhiều vào trong một chiếc bát lớn và để vào tủ lạnh “chắc tận dụng để hôm sau cho khách hàng vào ăn tiếp”.
Có lần anh c̣n thấy nhân viên thản nhiên lấy thía múc hàng chục con ruồi chết trong bát nước chấm. Và cũng không ít lần anh ngửi thấy mùi lạ trong bát nước chấm của ḿnh,. Khi anh nói lại với chủ quán th́ nhận được cái lườm nguưt: “ Đă ăn cơm b́nh dân th́ phải chấp nhận thức ăn b́nh dân, đừng đ̣i hỏi nhiều”.
“Thấy không đảm bảo th́ không dùng nước chấm. Chứ yêu cầu người ta đổi nước mắm ngon cho ḿnh th́ là chuyện… mơ giữa ban ngày”, anh Công than thở.
Giá 1 lít nước mắm bằng 2 cốc trà đá vỉa hè
Dạo một ṿng qua các chợ Ngă Tư Sở, Gia Lâm…ngoài các mặt hàng nước mắm có xuất xứ rơ ràng, có một loại nước mắm bán theo lít được người tiêu dùng rất ưa chuộng mặc dù tất cả những thông tin về loại sản phẩm này đều mập mờ.
Tại chợ Long Biên, người bán hàng đon đả mời chào: “Nước mắm lít nhà chị bán thuộc hạng ngon nổi tiếng, chị phải cất công về tận Tiền Hải (Hải Pḥng) để lấy đúng nước mắm loại chuẩn về bán, nước mắm làm từ cá chim, cá thu cả đấy. Tất cả các cửa hàng cơm bụi, làm gị chả, bán bún phở ở khu vực xung quanh đều lấy nước mắm nhà chị về để làm hàng…”.
Miệng nói, tay bà chủ quán vừa lấy từ trong một b́nh chuyên dùng đựng nước lọc cáu bẩn, bám đầy bụi ra cho PV một bát nhỏ nước mắm: “Em thấy không, mới chỉ rót ra một ít mà mùi thơm đă bay khắp nơi. Vừa thơm, vừa ngon, giá cả lại rẻ. Chỉ từ 5.000 - 30.000 đồng/ lít tùy loại.”. Khi bà chủ quán lấy nước mắm ở trong b́nh ra đúng là tuy nước mắm giá “bèo”, nhưng mùi rất thơm. Nhưng khi PV nếm thử chỉ thấy vị muối mặn chát
Theo tiết lộ của bà chủ quán, loại 5.000- 15.000 đồng/lít bán chủ yếu cho những quán cơm b́nh dân, bún phở, quán chuyên làm gị chả. Loại đắt tiền hơn th́ đa phần do người dân mua về đun nấu đồ ăn.
PV thắc mắc về hạn sử dụng của loại nước mắm này th́ được chủ quán cho biết: “Nước mắm này em đem về sử dụng cả năm vẫn ngon. Ăn ngon là được chứ cần ǵ quan tâm đến nguồn gốc hay hạn sử dụng hả em”.
tm