Về ông Nguyễn Thiện Nhân
Mặt trận tổ quốc Việt Nam họp đại hội toàn thể. Bộ chính trị quyết định điều động ông Nguyễn Thiện Nhân sang tham dự và kết quả là ông Nhân trúng cử chức chủ tịch. Ông Huỳnh Đảm nhẹ gánh có thể nghỉ ngơi được.
Báo chí và dư luận có vẻ tán đồng tung hô việc một ủy viên bộ chính trị sang làm công tác Mặt trận, hơn nữa lại là một người có tư cách khá mẫu mực như ông Nhân. Người ta kỳ vọng công tác Mặt trận từ nay sẽ có nét đột phá mới.
Nếu nghe qua xem chừng dư luận cũng khấp khởi hi vọng. Nhất là ông Nhân Phó Thủ tướng có chân trong Bộ chính trị, nay lại kiêm thêm chức vụ cao nhất của Măt trận Tổ quốc Việt Nam ( MTTQVN).
Nhưng mà nghĩ kĩ th́ thấy tội nghiệp cho ông Nhân. Tiếc cho một con người có tư cách, được đào tạo bài bản, có nhiều bằng cấp thực thụ thế mà lại sang làm chuyên trách công tác sinh hoạt hưu trí cho các cụ. Tiếc thật. Oan uổng cho bao năm mài dùi kinh sử mà lĩnh vực công tác mới không cần đến học vấn học vị.
Cũng tiếc cho các cơ quan ban ngành hoạt động bên văn hóa, khoa học. Khi ông Nhân làm Phó thủ tướng chuyên trách mảng văn-thể-du, ông có nhiều ư tưởng khích lệ dự án của các ban, ngành. Nhiều dự án mang tầm dài hơi đến 2015, 2020 thậm chí 2030. Ông Nhân đi đâu đều khích lệ nhân lực bên ngành này. Thế mà nay ông nỡ đột ngột bỏ họ bơ vơ. Tới đây biết bao dự án dài hơi này sẽ biết thưa bẩm với ai đây.
Hiện thời ông Nhân hăy c̣n là Phó thủ tướng trong chính phủ. Nhưng v́ ông đă chính thức trở thành Chủ tịch MTTQVN th́ đương nhiên không thể kiêm nhiệm được chức phó Thủ tướng. Việc miễn nhiệm chức vụ của ông phải thông qua Quốc hội. Nhưng một khi ông trở thành Chủ tịch MTTQVN th́ vai tṛ của ông bên chính phủ xem như kết thúc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vốn dĩ được thành lập v́ nó là một tổ chức hỗn hợp của nhiều tổ chức chính trị, nhiều đảng phái, nhiều tôn giáo, nhiều thành phần. Nhưng mục đích của nó là phấn đấu xây dựng một đất nước thống nhất, độc lập và giàu mạnh.
H́nh mẫu của Mặt trận TQ là mặt trận B́nh dân của thế giới chống phát xít năm nào trước đại chiến thế giới thứ hai. Vai tṛ của Mặt trận B́nh dân cũng kết thúc khi phát xít Đức đầu hàng.
Sau năm 1975 Việt Nam thống nhất. Các đảng chính trị lần lượt „ tự giải thể“. Thực tế không c̣n lực lượng chính trị nào khác ngoài đảng cộng sản Việt Nam. V́ thế MTTQVN xem như đă hoàn thành sứ mạng lịch sử của ḿnh.
Thế nhưng MTTQVN vẫn được duy tŕ hoạt động. Từ lúc bấy giờ th́ cương lĩnh hoạt động của nó đă được nâng cấp, thay đổi. Mặt trận TQ trở thành một công cụ của hệ thống chính trị.
Lư thuyết là vậy nhưng thực tế từ nhiều năm nay MTTQVN chỉ là một sân chơi vui vẻ của các cụ cán bộ nhà nước sau khi nghỉ hưu. Thành viên là những người lớn tuổi, sinh hoạt Xuân Thu nhị kỳ không liên tục v́ phụ thuộc vào sức khỏe của các cụ. Nơi này chỉ thể hiện sôi động khi giới thiệu danh sách 4-5 năm một lần vào dịp bầu cử. Ngoài ra là nơi tiếp nhận viện trợ nhân đạo của khối phi chính phủ hoặc tiếp nhận quyên góp lúc băo lụt.
Vai tṛ của MTTQVN rất mờ nhạt, không có tiếng nói phản biện đối với các chính sách của đảng hay nhà nước.
Ngay vấn đề tôn giáo là một vấn đề khá nóng bổng hiện nay của xă hội. Thế nhưng chính phủ đă có Ban tôn giáo đặc trách. Mặt trận TQVN hầu như đúng ngoài cuộc trong lĩnh vực tôn giáo. Về vấn đề Dân tộc cũng vậy, Nhà nước hay Chính phủ có Ủy ban riêng để giải quyết vấn đề b́nh đẳng, đồng thuận giữa các dân tộc anh em.
Khi ông Nguyễn Thiện Nhân bước chân vào chính trường người ta ca ngợi ông như một ngôi sao đang lên. Nhất là khi ông mạnh miệng tuyên bố nhiều ư định cải cách trong giáo dục. Thế nhưng kết quả không như nhân dân kỳ vọng. Ngành giáo dục- đào tạo dường như sa lầy. Việc ông thăng tiến lên cao hơn đă gây nên một hiệu ứng không tốt cho cá nhân, đó là chuyện „ đánh trống bỏ dùi“.
Trong vai tṛ bộ trưởng hay phó thủ tướng chính phủ ông Nhân không có tính cách mạnh mẽ, quyết liệt. Ông không tạo được dấu ấn cá nhân. Tuy là con người có tư cách, đạo đức nhưng điều hành chính quyền ở cấp vĩ mô như thế cần nhiều tố chất khác. Rất có thể ở vai tṛ ôn ḥa như ông có thể làm hài ḷng nhiều chính khách khác, nhưng để hợp đồng điều hành th́ chưa chắc, thậm chí là trở ngại cho công việc.
V́ trí ủy viên bộ chính trị của ông không phải là sự lựa chọn của Thường vụ hay của cá nhân Tổng bí thư mà là một giải pháp ôn ḥa chung cho nội bộ ban lănh đạo. V́ vậy giải pháp tốt cho vai tṛ mới của ông Nhân là sang MTTQVN. Tuy tiếng là ở trong bộ chính trị, nhưng không có va chạm xung khắc với phía Tổng bí thư cũng như Thủ tướng.
Trong vai tṛ mới của ông Nhân th́ cũng không nên kỳ vọng nhiều về đổi mới chính trị trong MTTQVN. Ngay một người khá mạnh mẽ khác là ông Phạm Thế Duyệt. Ông Duyệt UVBCT ,từng làm Bí thư thành ủy Hà Nội, nhưng sau đó sang phụ trách MTTQVN và cũng nghỉ hưu từ nơi này.
Theo FB của Dân Choa
|