Trong bối cảnh dư luận quốc tế tiếp tục nóng lên xung quanh vấn đề Syria, ngày 6/9, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đă thất bại trong việc t́m tiếng nói chung liên quan tới kế hoạch can thiệp quân sự của Washington đối với Syria.
Tại cuộc hội đàm kéo dài gần một giờ đồng hồ bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) diễn tại St. Petersburg, hai nhà lănh đạo Mỹ và Nga đă không t́m được tiếng nói chung khi Washington cho thấy sẽ từ bỏ việc thuyết phục Moskva ủng hộ chiến dịch quân sự tấn công Syria.
Nga và Mỹ vẫn tồn tại những bất đồng xung quanh vấn đề Syria
|
Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hai bên đă có cuộc hội đàm dựa trên tinh thần xây dựng, chân thành và ư nghĩa, song đôi bên vẫn giữ nguyên quan điểm của riêng ḿnh. Phụ tá về chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, ông Yury Ushakov cũng xác nhận "vẫn tồn tại những bất đồng" sau cuộc hội đàm.
Cùng ngày, trả lời phỏng vấn tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị G20, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ giúp đỡ Syria trong trường hợp quốc gia Trung Đông này bị nước ngoài tấn công. Tổng thống Nga cũng nói: "Chúng tôi cung cấp cho Syria vũ khí, hợp tác trên lĩnh vực kinh tế" và Nga muốn tăng cường viện trợ nhân đạo cho quốc gia này.
Cũng trong ngày 6/9, Bộ Ngoại giao Nga đă ra tuyên bố phản đối kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào Syria với cáo buộc chính quyền của Tổng thống Basar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học khiến 1.400 người thiệt mạng trong một cuộc tấn công tại ngoại ô thủ đô Damascus hồi trung tuần tháng 8 vừa qua.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rơ: "Chúng tôi đặc biệt cảnh báo rằng cần triển khai các cơ sở hạ tầng quân sự nhằm đảm bảo cho sự an toàn của các kho vũ khí hóa học của Syria có thể là mục tiêu tấn công", đồng thời phản đối mọi hành động quân sự của Washington và các nước đồng minh nhằm vào các địa điểm lưu trữ chất hóa học và các khu vực lân cận.
Trong một diễn biến khác liên quan, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết sẽ có bài phát biểu trước toàn dân về vấn đề Syria từ Nhà Trắng vào ngày 10/9 tới. Tổng thống Obama ngày 6/9 cho biết phần lớn các nhà lănh đạo G-20 đều nhất trí rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng khí độc chống lại người dân, song thừa nhận vẫn tồn tại bất đồng về việc sử dụng vũ lực không cần thông qua Liên hợp quốc có thích hợp hay không.
Cùng ngày, Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Tony Blinken cho biết Tổng thống Obama không có kế hoạch "đụng binh" tại Syria nếu Quốc hội nước này bỏ phiếu phủ quyết đề xuất hành động quân sự của ông.
Trong khi đó, tham dự Hội nghị G20 lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh một lần nữa nhắc lại quan điểm rằng cuộc khủng hoảng Syria cần được giải quyết bằng các biện pháp chính trị thay v́ tấn công quân sự.
Phát biểu tại cuộc gặp Tổng thống Barack Obama, ông Tập Cận B́nh nêu rơ: "Một giải pháp chính trị là lối thoát duy nhất cho cuộc khủng hoảng tại Syria, và một cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề". Trung Quốc kỳ vọng các bên liên quan cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động. Theo Chủ tịch Trung Quốc, cộng đồng quốc tế cần nhanh chóng xúc tiến hội nghị Geneva lần thứ hai về vấn đề Syria như một khởi đầu cho tiến tŕnh chuyển giao chính trị sớm nhất có thể.
Về phần ḿnh, Tổng thống Obama đă thông báo với người đồng cấp Trung Quốc về lập trường của Mỹ đối với Syria, cho biết Washington luôn sẵn sàng duy tŕ tiếp xúc với Bắc Kinh về vấn đề này.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đă bắt đầu nhóm họp tại thủ đô Vilnius của Litva để thảo luận về vấn đề Syria.
Phát biểu khi đặt chân tới Vilnius, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho biết Đức sẽ hối thúc LHQ sớm công bố báo cáo chính thức về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Ông nêu rơ: "Yêu cầu của tôi là nhanh chóng có một kết luận chính thức của nhóm điều tra LHQ trong trường hợp sớm nhất có thể. Chúng ta sẽ có một báo cáo độc lập của một tổ chức trung lập". Hiện Đức cùng với Thụy Điển và một số nước châu Âu khác như Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha, có quan điểm phản đối kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ vào Syria.
Cũng trong ngày 6/9, Đặc phái viên của LHQ về Syria Lakhdar Brahimi (La-khơ-đa Bra-hi-mi) tuyên bố không quốc gia nào được quyền "thao túng luật pháp" và tiến hành hành động quân sự chống Syria mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an LHQ. Phát biểu trên được ông Brahimi đưa ra sau cuộc gặp các ngoại trưởng G20, trong đó có Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Xéc-gây La-vrốp). Ông Lavrov tuyên bố nhiều quốc gia nhận thức rằng tấn công Syria mà không có sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an sẽ làm tuột mất những cơ hội đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria.
Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan lại khẳng định phần lớn nhà lănh đạo G-20 đều công nhận sự cần thiết của việc tiến hành một chiến dịch chống Syria sau khi có cáo buộc đă xảy ra tấn công bằng vũ khí hóa học tại nước này tháng trước.
Trong khi đó, phát biểu họp báo tại thủ đô Pretoria ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi Ebrahim Ebrahim cho biết Nam Phi không ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria v́ một hành động như vậy vẫn chưa được Hội đồng Bảo an LHQ chấp thuận. Ông nêu rơ Nam Phi lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và quan ngại về t́nh h́nh bất ổn chính trị ở đây, song phản đối mọi hành động quân sự chống chính quyền Damascus mà không có sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an LHQ. (TTXVN)
TT&VH