T́nh h́nh Biển Đông phức tạp hơn khi Trung Quốc đă dựng ít nhất 75 cột bê tông tại Scarborough. Đáp lại, Philippines triệu đại sứ về nước. Trong bối cảnh đó Mỹ đổ hàng trăm lính huấn luyện hải quân Philippines, đánh dấu hành động đầu tiên trong việc tiến tới thành lập liên minh quân sự.
Sắp có một Đá Vành Khăn thứ hai
H́nh ảnh mới nhất do Hải quân Philippines chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc đă dựng ít nhất 75 cột bê tông tại băi cạn Scarborough trên Biển Đông.
“Chúng tôi đă nh́n thấy 75 cột bê tông được đặt rải rác ở khu vực rộng khoảng 2 ha ở phía bắc (băi cạn Scarborough), mỗi cột rộng xấp xỉ 0,6 x 0,6m”, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Philippines Paul Galvez nói với các phóng viên trong ngày 4/9. Trước đó ngày 3/9, Philippines mới chỉ phát hiện 30 cột bê tông.
Tờ Inquirer cho hay, ông Galvez cũng cho biết thêm rằng Hải quân Philippines c̣n phát hiện 3 tàu canh gác bờ biển của Trung Quốc tại băi cạn.
Nhận định cho những mục đích của những khối bê tông này, ông Galvez đánh giá: “Các cột bê tông này có lẽ được sử dụng để làm móng, chuẩn bị cho việc xây dựng những căn cứ mới của Trung Quốc tại đây”.
Giới chức chính phủ Philippines cũng bày tỏ sự lo ngại rằng Trung Quốc sẽ xây dựng các công sự, thậm chí căn cứ quân sự trong vùng lănh thổ tranh chấp như những ǵ họ từng làm trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1995.
Khi được hỏi liệu chính quyền Philippines sẽ đáp trả ra sao, ông Galvez cho biết Manila sẽ gửi công hàm phản đối tại Liên Hợp Quốc. “Vào lúc này chúng ta đang nhờ cậy vào trọng tài. Chúng ta thực hiện phương án đó”.
Căng thẳng leo thang với những diễn biến phức tạp
Manila đă có một động thái mạnh mẽ hơn là gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc. Ngày 5/9, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc, bà Erlinda Basilio, đă được triệu về nước.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez cho biết việc triệu hồi này nhằm mục đích để bà Basilio có điều kiện tham vấn tốt nhất với các quan chức chính phủ Philippines về cách thức đối phó với những hành động của Trung Quốc tại băi cạn Scarborough.
Khi được hỏi về việc liệu Manila có gửi công hàm phản đối chính thức hoặc bất cứ lựa chọn nào khác hay không, ông Hernandez nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu vấn đề này”.
Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá việc rút đại sứ về nước là một trong những hành động phản đối “cứng rắn” nhất mà Philippines thi hành trong tranh chấp với Trung Quốc từ trước tới nay.
Cùng với việc triệu đại sứ về nước, vừa qua, Mỹ đă triển khai hàng trăm binh sĩ ở đảo Mindanao, miền Nam Philippines. Tại căn cứ quân sự này, lính Mỹ đă huấn luyện hải quân và lính thủy đánh bộ của Philippines những phương pháp chiến đấu mới, với các t́nh huống đổ bộ, tái chiếm. Tuy nhiên, giới chức Philippines cho biết đây chỉ là những cuộc huấn luyện với mục đích chống khủng bố.
Hành động này của Mỹ đánh dấu bước đầu tiên cho việc thành lập liên minh quân sự Mỹ – Philippines. Trước đó, Mỹ cũng thừa nhận sẽ sử dụng căn cứ quân sự ở cảng Subic trong ṿng ít nhất là 20 năm.
Trung Quốc đă lên tiếng phản đối gay gắt hành động Philippines mời Mỹ vào Biển Đông. Ngay sau đó, Trung Quốc áp đặt vô số những điều kiện lên chuyến bay của Tổng thống Philippines đi tham dự Hội chợ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10 (CAEXPO 10). Ông Benigno Aquino đă hủy luôn chuyến bay đó và không tham dự Hội chợ này.
Xung quanh vấn đề về băi cạn Scaborough, phía Trung Quốc cũng đă có phát ngôn chính thức. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đă ngang ngược phát biểu rằng chính Philippines mới là người gây ra mọi rắc rối trên vùng biển này.
“Băi cạn Scarborough là lănh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Philippines nên tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc”, ông Hồng Lỗi phát biểu trong một cuộc họp báo.
“Nếu Philippines thực sự chú ư và quan tâm tới Bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông, th́ nước này nên nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố ứng xử trên biển (DOC), và tạo môi trường cũng như các điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về COC và không “chuyện bé xé ra to” hay khơi mào ra biến cố”.
THEO ĐẤT VIỆT