Sáng 5/9 tại cuộc hội nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam (MTTQ), chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă giới thiệu ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim Phó thủ tướng và Ủy viên Bộ chính trị cho hội nghị bầu làm Chủ tịch mặt trận Tổ quốc thay cho ông Huỳnh Đảm nghỉ hưu.

Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, ảnh chụp trước đây./File photo
Theo tin từ trang Web của đảng cộng sản Việt Nam th́ 100% số đại biểu tham dự hội nghị đă nhất trí chọn ông Nhân làm người đứng đầu tổ chức của ḿnh, tuy vậy không thấy đề cập đến một ứng viên nào khác.
Nhưng trên chính trang Web của MTTQ lẫn của báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận chính thức của MTTQ, lại không thấy đưa tin này.
Trên trang nhà của MTTQ, phần đề cập đến các tổ chức thành viên của Mặt trận này th́ thấy có ghi đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của MTTQ. Nhưng mặt khác lại ghi đảng Cộng sản Việt Nam là người lănh đạo của MTTQ.
Cơ cấu tổ chức này xem ra giống với tổ chức Quốc hội của Việt Nam, trên lư thuyết bao gồm nhiều thành phàn dân chúng khác nhau, nhưng thực tế chiếm đa số lại là các đảng viên cộng sản. Và như thế đảng cộng sản cũng lănh đạo luôn quốc hội. Lănh đạo từ khi những người cộng sản lên nắm quyền cho đến ngày nay.
Trong bản tin của đảng cộng sản lẫn chính phủ Việt Nam về vị tân chủ tịch MTTQ, đều có nhấn mạnh đến vai tṛ phản biện của tổ chức này. Tức là phản biện những chính sách những quyết định của đảng và chính phủ Việt Nam đưa ra.
Từ lâu nay, dư luận vẫn cho là MTTQ là một tổ chức không có thực quyền. Và hệ lụy của dư luận này là những nhân vật nào không c̣n quyền lực nữa th́ sẽ được điều qua MTTQ. Ông Lê Hiếu Đằng, cựu phó chủ tịch MTTQ nói:
“MTTQ từ trung ương đến các tỉnh đều nằm trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản hiện nay chứ họ không phải là một phần của xă hội dân sự, do đó họ không có một sự độc lập, thông thường họ không dám phản đối những cái ǵ đảng và nhà nước đưa ra.”
Về phần ông Nguyễn Thiện Nhân, ông vốn được xem là một nhân vật trẻ tuổi khi ông bước vào vị trí Bộ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam năm 2006 lúc ông mới có 53 tuổi.
Lúc đó trên cương vị đứng đầu ngành giáo dục bị cho là quá yếu kém, ông Nhân đă trở thành nổi tiếng với các câu khẩu hiệu khuyến khích các giới chức trong ngành giáo dục như là: "Nói không với bệnh thành tích", "Nói không với tiêu cực trong thi cử", v.v…
Không rơ là những khẩu hiệu Nói không của ông có góp phần làm thay đổi ngành giáo dục Việt Nam hay không, nhưng sau đó ông được thăng tiến kiêm thêm chức Phó Thủ tướng vào năm 2007.
Rồi ba năm sau ông bàn giao chức trách đứng đầu ngành đào tạo thế hệ tương lai của quốc gia cho người khác, để ba năm sau nữa ông bước vào bộ phận quyền lực nhất của nước Việt Nam hiện tại là Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam.
Khi ông Nguyễn Thiện Nhân mới bước vào bộ chính trị là lúc mà cơn băo táp chính trị Việt Nam mang tên Hội nghị trung ương 14 thoát ra khỏi bốn bức tường Hội trường Ba Đ́nh, lần đầu tiên được chính thức đề cập trong các ḍng thông tin chính thống do nhà nước quản lư với những câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Bá Thanh, người được giao trọng trách Trưởng ban nội chính trung ương, hay của chủ tịch nước Trương Tấn Sang về …Đồng chí X.
Nhiều người đă đồn đoán về sự nghiệp chính trị của vị tân ủy viên Bộ chính trị. Ông Carl Thayer cho rằng sự có mặt của ông Nhân trong nhân sự Bộ chính trị là để xích lại gần với phương Tây hơn. Thậm chí có tin đồn là chiếc ghế Thủ tướng sẽ trong tầm với của ông.
Người thận trọng hơn như Tiến sĩ Vũ Tường ở Đại học Oregon th́ nói:
“Có tin đồn là ông Nhân sẽ được điều về lại TP HCM. C̣n về chức Thủ tướng th́ tôi nghĩ ông không có tham vọng để làm chuyện ấy, mà ông ấy cũng có những cơ sở trong chính quyền hay trong đảng”
Nay Tiến sĩ chuyên ngành điều khiển học tốt nghiệp tại Đông Đức cũ, và từng qua một khóa đào tạo chuyên viên thẩm định dự án đầu tư tại kinh đô trí thức của nước Mỹ Đại học Harvard, được điều sang đứng đầu MTTQ.
Trong quá khứ, MTTQ đă từng được đứng đầu bởi một ủy viên Bộ chính trị là ông Phạm Thế Duyệt. Nhưng lúc ấy hoạt động chính trị của MTTQ cũng không thấy xuất hiện mấy trên chính trường.
Trong khi đó, những năm qua đă xuất hiện khá nhiều hoạt động náo nhiệt hơn ở Quốc hội Việt Nam, một cơ quan cũng được lănh đạo bởi đảng cộng sản.
Trong những xao động chính trị sau hội nghị trung ương 14, chung quanh việc sửa đổi Hiến pháp 1992 và bàn thảo về luật đất đai, MTTQ đă tổ chức một cuộc hội thảo trong đó sản phẩm cuối cùng là lời đề nghị công nhận quyền sở hữu tư nhân một cách hạn chế.
Động thái này dù sao cũng đă được ghi nhận lại khi Quốc hội sau đó đă hoăn thông qua luật đất đai với dự tính ban đầu là duy tŕ sở hữu toàn dân.
Trong bản tin của Chính phủ Việt Nam trên trang thông tin điện tử của họ, có ghi rằng việc giới thiệu ông Nhân, đương kim ủy viên Bộ chính trị đảm nhiệm chức vụ chủ tịch MTTQ thể hiện sự quan tâm của đảng cộng sản Việt Nam với vấn đề đoàn kết dân tộc và MTTQ.
Không rơ quan tâm như thế có nghĩa là đảng sẽ quản lư chặt chẽ hơn MTTQ hay là MTTQ sẽ trờ thành nơi phản biện mạnh mẽ hơn các quyết sách của đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam.
Nhưng rơ ràng là với vị trí đứng đầu một tổ chức như MTTQ Việt Nam, khó thể h́nh dung ông Nhân sẽ sử dụng quan hệ và nền tảng giáo dục tiếp thu từ phương Tây của ông để làm cho Việt Nam xích lại phương Tây hơn như đồn đoán trước đây.
Với cương vị là một trong những người có quyền lực nhất Việt Nam là các thành viên Bộ chính trị, nay ông Nhân đứng đầu MTTQ th́ liệu lời b́nh phẩm rằng MTTQ chỉ là cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản vẫn đúng? Hay là với một quyền lực của Bộ chính trị, ông Nhân sẽ lănh đạo MTTQ đấu tranh phản biện mạnh mẽ hơn với các đồng chí của ông trong đảng?
Chưa biết ra sao nhưng đă thấy ông Huỳnh Đảm, người tiền nhiệm của ông Nhân trong MTTQ nói trong ngày ông Nhân nhận nhiệm vụ mới là ông hy vọng ông Nhân sẽ làm cho mọi tầng lớp nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào đảng và nhà nước Việt Nam.
Kính Ḥa, phóng viên RFA