Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc pḥng Ấn Độ (DRDO) đang phát triển một loại E-bom (bom điện từ), phát ra sóng điện từ xung kích để phá hủy các mạch điện và mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương, Giám đốc chương tŕnh E-bom, ông Avinash Chander, cho biết.
"Nó sẽ là một vũ khí phá vỡ các trường điện từ mạnh tạo ra một xung điện ngắn nhưng cường độ xung của năng lượng điện từ cực ḱ cao", ông Chander nói với tờ Times of India tại Khu liên hợp tên lửa ở Hyderabad.
Ông cho biết rằng quang phổ của các mục tiêu sẽ được trải rộng trong thời gian tới, E-bom sẽ là ṇng cốt trong các hoạt động tác chiến chiến thuật và tác chiến điện tử để phá hỏng các trạm chỉ huy, kiểm soát và thông tin của đối phương.
Tổng Giám đốc DRDO cho biết, các xung sóng điện từ phát ra từ quả bom sẽ phá hủy các mạch điện tử và mạng lưới liên lạc "trong khi làm tê liệt hệ thống radar, mạng lưới liên lạc, cảm biến thu thập thông tin, thiết bị điều khiển và các thiết bị điện tử khác".
 |
E-bomb sẽ vượt xa các đầu đạn thông thường trong nhiệm vụ tấn công chiến lược của không quân |
Hiện nay, tại trung tâm nghiên cứu Imarat, pḥng thí nghiệm Hyderabad của DRDO đang chế tạo một E-bom mới để sẵn sàng đưa vào triển khai thử nghiệm trong ṿng một vài năm tới.
Ông Chander cho biết, E-bomb sẽ cung cấp một lựa chọn mới cho quân đội Ấn Độ để có thể tấn công các mục tiêu di động, hệ thống pḥng không, các radar di động hoặc cố định, hệ thống liên lạc trên tàu hải quân và thậm chí là cả các hệ thống điện tử hoặc truyền thông được bảo vệ.
Được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS, E-bomb sẽ vượt xa các đầu đạn thông thường trong nhiệm vụ tấn công chiến lược của không quân và có thể làm "tê liệt" các đơn vị quân của đối phương với mức thiệt hại được so sánh tương đương như một vũ khí hủy diệt bởi các mức xung điện áp tạo ra cực kỳ cao của nó.
Các quan chức khác của DRDO nói rằng, các đầu đạn của E-bomb có thể được mang trên các máy bay chiến đấu để chế áp các đầu đạn dẫn đường và tên lửa hành tŕnh của đối phương.
Theo tiết lộ của ông Chander, hiện nay DRDO đang phát triển các loại bom dẫn đường và bom thông minh thế hệ tiếp theo, các loại bom này sẽ có tầm hoạt động xa lên tới 100 km và có độ chính xác cao hơn.
"Về cơ bản th́ bom thông minh là đầu đạn dẫn đường chính xác, được trang bị các cảm biến điện tử, hệ thống điều khiển và hệ thống tự động điều chỉnh các cánh vây để tạo ra khả năng tự lái và lướt linh hoạt, tấn công mục tiêu với sai số rất nhỏ", ông Chander nói.
Hoàng Thu
Baodatviet