Sáng hôm qua, hai quả tên lửa đạn đạo đă phóng vào vùng biển Địa Trung Hải. Cuối cùng Israel mới xác nhận vụ việc khiến cả thế
giới lên ruột trong một giờ.
Những người ủng hộ tổng thống Syria lập “lá chắn người” ở gần Damascus phản đối Mỹ can thiệp vào nước này ngày 2-9 - Ảnh: Reuters
Phải chăng ḷ thuốc súng Trung Đông đă khơi mào? Các bên có liên quan trong khu vực đều đang thận trọng. Dẫu vậy thông tin từ phía Bộ Quốc pḥng Nga tung ra đă khiến các bên đều t́m kiếm xem ai là tác giả.
Thị trường thế giới ngày 3-9 đă nhanh chóng hồi phục sau khi hai tên lửa phóng đi ở Địa Trung Hải được xác nhận là bắn diễn tập. Các chỉ số của Mỹ như Dow Jones, Standard & Poor’s, Nasdaq tăng 0,7-1,3%, theo AP. Ở châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật tăng 3%, Hang Seng của Hong Kong tăng 1%. Trước đó, giới đầu tư đă có một phen hoảng hồn trước nguy cơ Mỹ tấn công Syria. Ở châu Âu, AFP đưa tin chỉ số FTSE của Anh rớt 0,3% trong khi DAX 30 của Đức và CAC 40 của Pháp giảm 0,63 và 0,62%.
Tên lửa của Israel
“Vụ phóng đă xảy ra lúc 10g16 giờ Matxcơva (tức 13g16 giờ Việt Nam) và hệ thống trạm rađa ở Armavir (phía nam nước Nga) đă phát hiện điều đó” - thông cáo từ Bộ Quốc pḥng Nga c̣n cho biết tên lửa đă phóng đi từ phần giữa Địa Trung Hải về phía đông biển này. Tuy nhiên thông cáo không nêu rơ hai tên lửa có nhằm vào Syria hay không và cũng xác nhận “đă thông báo vụ việc này cho Tổng thống Vladimir Putin”.
Tuy nhiên Hăng thông tấn Nga Ria Novosti dẫn nguồn tin ngoại giao tại Damascus cho biết hai tên lửa có lẽ đă rơi xuống biển. Một nguồn tin an ninh của Syria cũng xác nhận với kênh truyền h́nh Al-Manar TV của Libăng rằng không có tên lửa nào rơi trên phần lănh thổ Syria.
Phía Mỹ cũng nhanh chóng khẳng định không dính líu. Theo Đài CBS News, một quan chức Mỹ khẳng định không có tàu hoặc máy bay nào của Mỹ bắn tên lửa trong khu vực Địa Trung Hải vào sáng hôm qua. Một người phát ngôn của hải quân Mỹ cũng xác nhận “tàu Mỹ ở Địa Trung Hải không bắn đi tên lửa nào cả” và không b́nh luận thêm điều ǵ.
Quân đội Israel lúc đầu thậm chí c̣n cho biết “không hay biết ǵ” về chuyện có vụ phóng tên lửa. Nhưng may mắn thay, khoảng một giờ sau, giới truyền thông nước này dẫn nguồn tin Bộ Quốc pḥng Israel cho biết tên lửa mà Nga phát hiện đúng là của Israel nhưng nằm trong khuôn khổ cuộc tập luyện quân sự chung của Israel và Mỹ. Giới báo chí cho biết đó là loại tên lửa Ankors được bắn đi trong chương tŕnh pḥng thủ tên lửa, với một bắn từ Địa Trung Hải và một bắn đi từ một căn cứ quân sự ở miền trung Israel.
Nghị sĩ Mỹ sợ lún vào cuộc chiến
Trước đó, Tổng thống Syria Bashar Al-Assad đă đe dọa việc phương Tây tấn công có thể làm bùng phát “chiến tranh khu vực” ở “thùng thuốc nổ” Trung Đông trong cuộc phỏng vấn với tờ Le Figaro hôm 2-9. “Trung Đông là thùng thuốc nổ và ng̣i nổ đang trở nên ngắn hơn bao giờ hết” - ông Assad tuyên bố trong cuộc trả lời hiếm hoi với báo chí phương Tây. Phụ họa cho tuyên bố này, Thứ trưởng ngoại giao Syria Faisal Mekdad phát biểu trên kênh Al - Manar TV của Libăng rằng Syria sẽ phản pháo vào các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông nếu bị tấn công.
Trong lúc này, nỗ lực thuyết phục quốc hội của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang gặp nhiều trở ngại khi ngay chính các thành viên Đảng Dân chủ lo ngại tấn công quân sự sẽ lôi Mỹ dính líu sâu vào cuộc chiến. Bao trùm lên cuộc tranh luận hiện nay chính là hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan mà Mỹ đă sa lầy lâu hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu.
Ông Obama hiện cần thống nhất sự ủng hộ của phe Dân chủ, đặc biệt là ở hạ viện. Canh bạc xin phép quốc hội của ông Obama ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là khả năng hạ viện sẽ một lần nữa bác đề nghị của ông, khiến tổng thống Mỹ trông yếu hơn nữa trên trường quốc tế.
Nghị sĩ Chris Van Hollen, một đồng minh của tổng thống, cũng bày tỏ nghi ngại khi dự thảo nghị quyết hiện tại quá rộng và “không có hạn chế đối với việc đưa quân Mỹ đổ bộ. Không có điểm kết thúc”. Một thành viên khác của phe Dân chủ, nghị sĩ James McGovern, nhận định: “Mọi người thấy kinh hoàng trước h́nh ảnh người dân phải đau khổ và rất muốn giúp đỡ... nhưng họ nghi ngờ hiệu quả của các đợt dính líu quân sự như vậy”.
Ông Obama dù vậy có được một số bước tiến quan trọng khi cả John McCain và Lindsey Graham, hai nghị sĩ nhiều ảnh hưởng của phe Cộng ḥa, đă bày tỏ ủng hộ sau cuộc gặp hôm 2-9 tại Nhà Trắng. Ông McCain là người đặc biệt muốn Nhà Trắng phải hành động cứng rắn hơn so với việc chỉ đơn thuần phóng vài quả Tomahawk.
Nga đ̣i bảo vệ “lợi ích quốc gia”
Về phía Matxcơva, đồng minh chính trị quan trọng nhất của Tổng thống Syria Assad, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố lợi ích của Nga gắn liền với các vấn đề ở Trung Đông, trong đó có Syria. Theo ông Lavrov, an ninh của các nước trong khu vực đă bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi Mỹ đưa quân vào Iraq cũng như là những diễn biến ở Libya sau đó. Sau khi lật đổ Qaddafi, theo ước tính của giới quan sát, vũ khí của nhà cựu đại tá đă rơi vào các tay súng ở ít nhất 12 nước.
Lợi ích an ninh Nga tại khu vực đă được Tổng thống Putin nhiều lần nhấn mạnh, đặc biệt là kể từ khi cho triển khai hải quân trở lại ở khu vực đông Địa Trung Hải. “Đó là điểm quan trọng chiến lược. Chúng tôi có lợi ích ở đó để đảm bảo an ninh quốc gia của Nga” - ông Putin tuyên bố hồi tháng 6.
Hải quân Nga dù vậy tuyên bố sẽ không mở rộng hạm đội của ḿnh dù t́nh h́nh ở Syria có xấu đi. RIA Novosti trích nguồn tin quân sự - ngoại giao nói sẽ duy tŕ 5-6 tàu ở Địa Trung Hải dù không nói cụ thể hiện đă có bao nhiêu tàu ở đó.
Trong ngày hôm qua, ông Obama mời tiếp lănh đạo cả hai phe ở lưỡng viện trong các ủy ban quốc pḥng, đối ngoại và t́nh báo tới Nhà Trắng để tiếp tục vận động trước khi lên đường tới Thụy Điển và Nga dự hội nghị G20 từ ngày 5-9.
THANH TUẤN - TRẦN PHƯƠNG
Tuoitre