Lại một sự đ̣i hỏi người dân phải chia sẻ. Nhưng thưa Bộ trưởng, thưa Thứ trưởng, thưa Trưởng ban, thưa Tiến sĩ…Thế ai sẽ thông cảm cho người dân đây?
Trong cuộc họp báo để thanh minh thanh nga cho câu chuyện những cái trạm thu phí sẽ dày đặc trên quốc lộ huyết mạch 1A, song song với phí bảo tŕ đường bộ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đă “chốt” bằng mấy chữ, rằng:
“Người dân phải chia sẻ với nhà nước”.

Câu này nghe rất quen. Người dân lập tức nhớ lại lời ông Trần Văn Hải, một quan chức ngành điện, rằng:
“Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện”.
Một nữ thứ trưởng th́ giải thích chuyện thuế thu nhập cá nhân bằng câu
“Tính thế là khoan sức dân rồi”.
Thời sự hơn, ngay tuần trước, khi NHNN hạ lăi suất tiền gửi xuống mức 7,5% thay v́ 8%, một Tiến sĩ ngành ngân hàng ôn tồn khuyên nhủ
“Người dân nên coi việc lăi suất tiết kiệm giảm là sư chia sẻ với nền kinh tế”.
Và nói đến câu chuyện nghĩa vụ chia sẻ, thông cảm, trách nhiệm của người dân, với một thứ ǵ đó các quan chức chúng ta không thể tṛn vành rơ chữ giải thích, không thể không nhắc lại lời của một quan chức, thật t́nh cờ, cũng của ngành GTVT, khi ông khẳng định nuột nà
“Sử dụng xe máy chủ yếu là người nghèo, nên Bộ chỉ đề xuất có 500.000 đồng/năm”.
Dường như khi đă nói đến nghĩa vụ, trách nhiệm (của dân) trước những khoản quy tiền mà phải viện dẫn đến những phạm trù chung chung kiểu “hănh diện”, “vinh dự”, “tự hào”, “chia sẻ”, “thông cảm”, thậm chí “hi sinh”.. th́ có nghĩa là những người có trách nhiệm trả lời câu hỏi v́ sao đối với những khoản tiền túi người dân phải nộp đă “bí từ” lắm rồi th́ phải.
Nhưng thưa Bộ trưởng, thưa Thứ trưởng, thưa Trưởng ban, thưa Tiến sĩ…Thế ai sẽ thông cảm cho người dân đây?
Nhớ khi mở màn cho câu chuyện phí bảo tŕ đường bộ, ngành GTVT giải thích sẽ bỏ trạm thu phí. Và giờ, khi QL 1A bị băm nhỏ bởi 21 trạm thu phí, song song với phí bảo tŕ đường bộ, th́ Bộ lại giải thích đó là BOT, là phí, nhưng là phí tư nhân. Kèm theo mấy thông số, rằng sẽ tăng gấp 3,5 lần. Sẽ thu trong 20 năm. Sẽ…
Dường như mật độ phí đang ở tốc độ phi mă. Trong một bài viết trên Lao Động tuần trước, Phó chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng đă đưa ra một chi tiết có vẻ không hề ngẫu nhiên: Trong số 17 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang được đưa ra lấy ư kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ th́ có tới 11 dự thảo văn bản liên quan đến xử phạt hành chính, chiếm gần 65%.
C̣n tin thời sự hôm qua là phí nước thải sinh hoạt sẽ bắt đầu được thu kể từ 1-7.
Trong ngày mà vị Thứ trưởng đ̣i hỏi sự “chia sẻ”, Tuổi trẻ công bố một kết quả khảo sát cho thấy ở nhiều khu công nghiệp, khắp các tỉnh B́nh Dương, Đồng Nai, TP.HCM… giá trị bữa ăn của công nhân chỉ 7.000-12.000 đồng/người/bữa. Giá trị nó bèo bọt, nó thảm hại đến mức Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long cũng ngậm ngùi trước t́nh trạng nhà cung cấp phải mua nguyên liệu rẻ, như cá biển ươn, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Mỗi năm có 2.000-2.500 người bị ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, chiếm 50-70% tổng số ca ngộ độc thực phẩm cả nước.
Và với thứ rẻ mạt, thiu thối được gọi là bữa cơm đó (chưa kể đến việc nhịn ăn mà có người gọi là “hội chứng tự ăn thịt ḿnh”), không hiểu những người công nhân có c̣n đủ hơi sức để nuôi dưỡng sự kiên nhẫn khi phải nghe đi nghe lại những “chia sẻ”, “thông cảm”, “hy sinh” cho một cái ǵ đó chẳng của ai cả.
TTXVA