Căng thẳng Philippines-Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi Bắc Kinh đặt điều kiện cho việc Tổng thống Benigno Aquino đến thăm Triển lăm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh.
 |
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
|
Philippines là nước danh dự tại cuộc Triển lăm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh năm nay. Và theo các giới chức Philippines, có truyền thống là cử nguyên thủ quốc gia của nước danh dự đến tham dự triển lăm.
Theo VOA, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Fernandez cho biết Tổng thống Aquino đă được mời tham dự Triển lăm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh, nhưng với một số điều kiện do Trung Quốc đề ra. Ông Hernandez đă đọc một thông cáo trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 2/9 và nói thêm: “Những điều kiện như thế dứt khoát đi ngược lại với quyền lợi quốc gia của chúng tôi. Để tránh lúng túng cho phía Trung Quốc, chúng tôi sẽ không nói rơ những điều kiện này”.
Ông Hernandez nói các giới chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các giới chức Philippines chớ nên nói và không bàn luận về các điều kiện đó ở cấp bậc bộ trưởng.
Ông Aquino đă loan báo ông sẽ tham dự, nhưng chưa đầy 1 ngày sau khi loan báo, có tin Trung Quốc đă yêu cầu ông hủy bỏ chuyến đi. Các giới chức Philippines cho biết Trung Quốc đă nói rằng ông nên đến “vào một thời điểm thuận lợi hơn”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay họ không hề mời tổng thống Philippines và không cho biết thêm chi tiết.
Hai nước đă sa vào một cuộc tranh chấp ngoại giao về lănh hải ở Biển Đông giàu tài nguyên. Bang giao nguội lạnh hồi tháng 4 năm ngoái khi tàu thuyền của cả hai nước đối đầu nhau tại một băi cạn Scarborough gần bờ biển Tây Bắc Philippines. Manila nói vùng băi cạn này nằm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Philippines - theo qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc đă chặn một khu vực eo biển của băi cạn Scarborough mà họ nhận là thuộc vùng đánh cá của họ. Philippines đă khiếu nại về những vụ tàu hải giám và tàu quân sự của Trung Quốc xâm nhập vào khu vực gần lănh hải mà Philippines nhận là thuộc chủ quyền của nước này.
Manila đă đệ hàng chục kháng thư và đưa vụ việc ra trước một ṭa án trọng tài Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh bác bỏ vụ việc và đă không đáp lại bất kỳ yêu cầu về tố tụng nào. Một lần nữa Bắc Kinh nhắc lại rằng họ muốn có một cuộc đối thoại trực tiếp.
Trung Quốc khẳng định “chủ quyền không thể tranh căi được” trong vùng Biển Đông. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đ̣i chủ quyền trong vùng biển này.
Ông Trương Hoa, một phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, không đưa ra lời b́nh luận về những cái gọi là điều kiện đề ra cho chuyến thăm Triển lăm Trung Quốc-ASEAN của Tổng thống Aquino. Nhưng trong một thông cáo, ông Trương Hoa nói Trung Quốc coi trọng “t́nh thân hữu lâu đời” giữa hai nước. Ông này nói: “Trong những t́nh h́nh hiện nay, Trung Quốc hy vọng rằng phía Philippines có thể hợp tác với phía Trung Quốc để khắc phục những khó khăn và rắc rối và thực hiện các nỗ lực thực sự nhằm đưa bang giao Trung Quốc và Philippines trở lại đúng hướng phát triển lành mạnh và ổn định”.
Trung Quốc đang chủ tŕ một cuộc hội ư cấp thấp trong tháng này của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên. Hai bên sẽ thảo luận một bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc về pháp lư để xử lư các vụ tranh chấp. Philippines và Việt Nam đang vận động mở các cuộc thương nghị đầy đủ về COC đă được đề xuất, nhưng bị tŕ trệ từ hơn 10 năm.
Văn B́nh