Đời sống khó khăn của đồng bào Nam Đông, Thừa Thiên - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-27-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,400
Thanks: 11
Thanked 13,573 Times in 10,839 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Đời sống khó khăn của đồng bào Nam Đông, Thừa Thiên

Nam Đông là một huyện ở phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, đây cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc Cơ-tu sinh sống, có thể nói, đời sống của người dân Nam Đông hiện nay vẫn chưa có ǵ thay đổi sau nhiều năm cố gắng và chật vật làm nương rẫy, làm lúa. Mức chi tiêu của nhiều gia đ́nh bà con Cơ-tu ở Nam Đông vẫn c̣n ở mức mà người nghe không tài nào tin được họ có thể tồn tại với đời sống như thế.

Ăn uống, tắm giặt đều sử dụng nước suối. RFA

Bữa ăn thấp hơn bữa ăn của lợn

Bữa ăn của người có giá thấp hơn bữa ăn của lợn Bà Nguyễn Thị Bằng, người dân tộc Cơ-tu, xă Thượng Quảng, huyện Nam Đông kể cho chúng tôi nghe rằng hiện tại, bà không có ǵ để sống ngoài việc đi hái rau rừng mang xuống chợ bán, mỗi ngày kiếm được 5 ngàn đồng, bà mua một ít muối và hai con và nục nhỏ hoặc một lưng chén cá cơm mang về kho mặn để ăn với cơm độn. Đương nhiên là phần ăn đó bà luôn ăn thật nhín để pḥng ngày hôm sau mệt mỏi, không thể ra rừng hái rau, c̣n cái để mặn miệng mà nuốt cơm.

Bà Bằng nói:

“Đi chợ mỗi ngày 5 ngàn, ăn 3 bữa, chỉ có rau ráng mà ăn thôi, có tiền mô mà đi chợ, không có tiền. Mần chi có tiền, khi mô có rau đồ chi rứa, ví dụ mền có rau muống ḿnh hái ít đi bán rồi mua vị tinh về ăn đó thôi. C̣n không th́ cứ muối, ớt, rau ráng rứa trộn mà ăn hàng ngày. Miễn qua ngày tháng, cầu Trời cho sức khỏe thôi!”

Với tuổi đời bước sang 79, bà luôn khấn nguyện trời phật phù hộ ḿnh được sống thêm sáu năm nữa để đến tuổi nhận tiền trợ cấp cho người già vào tuổi 85. Bà nói rằng lúc đó, với 180 ngàn đồng mỗi tháng, ít nhất bà cũng có được 6 ngàn đồng mỗi ngày để đi chợ, hơn là bây giờ đi chợ mỗi ngày chỉ có 5 ngàn đồng. Nghe bà nói xong, chúng tôi chỉ biết im lặng xót xa cho tuổi già bóng xế kham khổ và cô đơn của bà. Đương nhiên là chúng tôi giấu đi, cố gắng không nghĩ đến chuyện đồng tiền đang trượt giá, sáu năm nữa, có khi sáu ngàn đồng chỉ tương đương với sáu trăm đồng lúc bây giờ. Và chúng tôi cũng không dám để ư nghĩ rằng bữa ăn của bà cụ người Cơ-tu này có mức phí thấp hơn cả một bữa ăn của lợn trong những chuồng trại miền xuôi.

Một phụ nữ dân tộc Cơ-tu . RFA

...Không có ǵ để sống ngoài việc đi hái rau rừng mang xuống chợ bán, mỗi ngày kiếm được 5 ngàn đồng, bà mua một ít muối và hai con và nục nhỏ hoặc một lưng chén cá cơm mang về kho mặn để ăn với cơm độn. Đương nhiên là phần ăn đó bà luôn ăn thật nhín để pḥng ngày hôm sau mệt mỏi, không thể ra rừng hái rau

Một người dân tộc Cơ-tu khác tên Trần Thị Hằng, 25 tuổi, có chồng và ba con, hằng ngày đi làm rừng thuê cho người khác, vợ chồng Hằng được buôn làng đánh giá thuộc diện có của ăn của để, được xếp vào hàng đại gia ở đây. Thế nhưng, Hằng chia sẻ với chúng tôi là cô tuy giàu so với bà con đồng tộc, nhưng cô cũng chỉ là người thuộc vào nhóm nghèo nhất nh́ đất nước thôi, nghĩa là mức đi chợ của cả gia đ́nh cô mỗi ngày không quá 50 ngàn đồng cho tất cả mọi thứ, từ dầu ăn, mắm muối, cá thịt cho đến gạo, xà pḥng giặt cùng nhiều thứ tiêu hành tỏi ớt và cả những thứ cần có cho phụ nữ, con nít.

Mức thu nhập của gia đ́nh Hằng mỗi ngày khá cao so với bà con Cơ-tu nhưng lại quá thấp cho một đời sống b́nh thường. Với mức tiền nhận được là 90 ngàn đồng cho Hằng và 100 ngàn đồng cho chồng Hằng mỗi ngày, gia đ́nh cô chỉ dám đi chợ 50 ngàn đồng, số tiền c̣n lại phải dành dụm để có đủ mà mua vật liệu xây nhà, lợp mái ngói. Chồng của Hằng cho biết thêm là thời của anh quá khó khăn trong chuyện làm nhà, trước đây, bà con có thể ra rừng hạ gỗ về cất nhà, dọn một khoản đất trống trong rừng làm nền nhà, c̣n bây giờ, gỗ phải mua lại của nhà nước, đất th́ phải đợi nhà nước đồng ư bán mới dám làm nhà. Có cố gắng ǵ rồi đâu cũng lại vào đấy, khổ vẫn hoàn khổ.

Sống trên rừng vàng biển bạc mà thiếu muối để ăn, đói rạc Một người đàn ông khác, tên Nguyễn Hoàng Trung, là chủ một gia đ́nh Cơ-tu có chín người con và mười một đứa cháu. Lúc chúng tôi đến, gia đ́nh ông Trung đang quây quần bên nồi cơm độn toàn sắn và sắn.

Người đàn ông tên Trung, 60 tuổi này nói với chúng tôi là gia đ́nh ông đă được “tứ đại đồng đường”, nghĩa là bốn thế hệ sống quây quần dưới mái nhà chỗ th́ lợp tranh, chỗ th́ lợp tôn cũ này. Căn nhà rộng chừng 20 mét vuông, không có pḥng ốc nào riêng lẻ, ban ngày, cả nhà ngồi chung ăn cơm, sau đó đi ra rừng làm quần quật, tối đến lại lăn ra ngủ dưới nền nhà, mọi góc cạnh thô sơ và dấu hiệu thời nguyên thủy vẫn c̣n in đậm trong căn nhà này.

Ông Trung cho chúng tôi biết với căn nhỏ chứa hai mươi mấy người, mỗi ngày, gia đ́nh ông đi chợ chừng 100 ngàn đồng cho mọi thứ chi phí, các thành viên trong gia đ́nh đều phải làm đầu tắt mặt tối để dành dụm tiền mua đất, làm nhà. Nhưng dành dụm từ năm này sang năm khác vẫn không mua được nhà v́ lư do, người dân ở đây rất tin vào sự thông minh của nhà nước, nên họ nghĩ không có cách ǵ tốt hơn là trữ tiền của nhà nước trong nhà, làm được đồng nào th́ cuộn tṛn, nhét vào ống tre lồ ô, mang đi cất. Măi cho đến vài năm gần đây, dân làng mới vỡ lẽ là cất tiền sẽ bị mất giá, chuyển sang mua vàng, nhưng nếu như trước đây, số tiền ấy sắm vàng lượng th́ bây giờ sắm được vài phân hoặc một chỉ. Họ chỉ biết chép miệng lắc đầu, tiếc cho cái niềm tin ngây ngô của ḿnh.

Ông Trung bày tỏ thêm sự bức xúc của ḿnh rằng ông được người ta nói rằng ông sống trên rừng vàng, biển bạc, thế mà muối đối với gia đ́nh ông c̣n quí hơn cả vàng, v́ nó được tính từng hạt chứ không phải từng lon bơ hay kí lô, gạo cũng thế, c̣n rừng vàng th́ với ông, nó là rừng kim cương, nhưng là kim cương của các ông chủ dưới xuôi, dưới tỉnh, chứ với dân, đói vẫn cứ đói rạc gáo không hơn không kém.

Các trẻ em người dân tộc Cơ Tu hầu hết không biết trường lớp là ǵ. (Courtesy Blog ttxc6)Các trẻ em người dân tộc Cơ Tu hầu hết không biết trường lớp là ǵ

Nguy cơ tuyệt chủng

Một giáo viên dân tộc Kinh đă sống, dạy học và có vợ con ở Nam Đông hơn hai mươi năm nay chia sẻ với chúng tôi rằng điều làm ông lo lắng và thấy buồn nhất là dường như người thiểu số miền núi không có ư thức thay đổi số phận bằng việc học tập bởi họ phải lao động quá vất vả để kiếm cái ăn, không c̣n đầu óc đâu mà nghĩ tới chuyện học. Và đáng sợ hơn cả là qua nhiều năm sống vất vả, bị đẩy lùi vào một khu dân cư tập trung ngột ngạt, không c̣n được làm chủ núi rừng như trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số bắt đầu có ư thức về tư hữu nhưng ư thức này lại cộng với mặc cảm nghèo khổ và sự oán giận về những ǵ ḿnh bị lấy mất, đâm ra họ đặt quá nặng về tư hữu, tinh thần cộng đồng cũng mất dần.

Thầy giáo nói:

“Tui dạy học ở đây cũng hai chục năm rồi. Tui thấy, những người đồng bào dân tộc Cơ-tu ít có tương lai lắm, nếu không muốn nói rằng họ có nguy cơ sẽ tuyệt chủng sau khi bị bứt ra khỏi cánh rừng, họ xem đó như là nhà của họ, giờ phải sống bán tập trung, làng chưa ra làng, khu dân sinh cũng không đúng chi, nói chung là họ luôn đối diện với bỡ ngỡ, từ việc sinh sống cho đến thời giá, học hành, kế sinh nhai, đồng tiền càng lúc cành mất giá mà mấy chính sách lạ lẫm.. Càng lúc càng có cảm giác họ càng bị đẩy lùi vào quá khứ, mặc dù là về h́nh thức th́ họ đang được kéo ra khỏi rừng. Nhưng họ chẳng vui sống được v́ những ǵ bị áp đặt không phải là thứ họ cần và muốn. Tui nghĩ là nếu với cái đà này, họ sẽ tuyệt chủng sớm…!”.

Vị thầy giáo này nói rằng với đà này, chừng vài năm nữa thôi, đồng bào Cơ-tu sẽ có nguy cơ chạm với đói nặng, mất bản sắc và có thể là tuyệt chủng. Đó là nỗi đau của nhiều đồng bào thiểu số Cơ-tu ở Nam Đông mà họ chưa nh́n thấy được.

Nguồn: Nhóm PV/RFA
vuitoichat is_online_now  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	2
Size:	51.5 KB
ID:	508525
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:55.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10500 seconds with 14 queries