Các nhà khảo cổ Bulgaria vừa bất ngờ t́m thấy một vũ khí chuyển dùng để ám sát của giới quư tộc nước này vào thế kỷ 14: chiếc nhẫn chứa chất độc!
Vừa qua, các nhà khảo cổ Bulgaria đă tiến hành khai quật một pháo đài thời trung cổ có tên Cape Kaliakra, gần thị trấn Kavarna trên bờ Biển Đen của Bulgaria. Được biết, đây chính là địa điểm đă khai quật được hơn 30 món đồ trang sức bằng vàng của tầng lớp quư tộc Bulgaria hồi năm 2011.
Kết quả họ bất ngờ t́m thấy một chiếc nhẫn chứa chất kịch độc được làm bằng đồng có niên đại vào nửa cuối thế kỷ 14. Với kích thước khá nhỏ, các nhà khảo cổ đánh giá rằng chiếc nhẫn này được đeo ở ngón tay út của một người đàn ông.
Điều đặc biệt nhất là họ khẳng định chiếc nhẫn chính là vũ khí chuyên dùng để ám sát. Chất độc sẽ được đưa vào những cái lỗ nhỏ trên thân nhẫn.
“Rơ ràng những cái lỗ được làm với mục đích để cho chất độc vào khi cần thiết. Nó chính là công cụ được dùng để ám sát địch thủ một cách bí mật của tầng lớp quư tộc. Càng đặc biệt hơn khi đây là chiếc nhẫn duy nhất kiểu này được t́m thấy từ trước đến nay”, ông Boni Petrunova, Phó giám đốc Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Quốc gia Sofia (Bulgaria) cho hay.

Chiếc nhẫn là công cụ giết người của quư tộc Bulgaria. Ảnh: Sofiaglobal |
Theo các nhà khảo cổ, chất độc nhiều khả năng được nhập từ Italia hoặc Tây Ban Nha bởi Bulgaria có quan hệ thương mại nhiều với hai nước này và chiếc nhẫn được dùng để giết người với động cơ chính trị.
“Chiếc nhẫn nhiều khả năng được sử dụng để giết người với động cơ chính trị. Theo tôi, nó được dùng trong cuộc chiến giữa Dobrotitsa (một lănh chúa cai trị vùng Despotate) và Ivanko Terter, con trai ông ta. Điều này lư giải cho cái chết không rơ ràng của một số quư tộc thân Dobrotitsa trong thời kỳ này. Nhiều khả năng họ đă bị đầu độc theo những cách khác nhau”, ông Petrunova cho hay.
Được biết, Kaliakra từng là thủ đô một công quốc trong thời gian ngắn trước khi bị đế chế Ottoman xâm lược vào năm 1444.
Mai Thủy - Dân Việt
Sofiaglobal