Trong ṿng ba năm gần đây, tại Trung Quốc xảy ra nhiều vụ xử oan người dân vô tội. Báo Libération ra ngày hôm nay 17/08/2013 đặc biệt quan tâm đến sự kiện này qua bài viết : « Trung Quốc : Dù vô tội, anh cũng là thủ phạm ». Thông tín viên của báo Libération tại Hà Nam, vừa phanh phui lại một vụ xử oan mới.
Đó là vụ xử anh Lư Hoài Lượng, 35 tuổi, bị tống giam trong ṿng 12 năm với tội danh ám sát một cô bé 13 tuổi, mặc dù thiếu bằng chứng buộc tội anh. Anh Lư Hoài Lượng vừa mới được trắng án vào ngày 25/04/2013.

Vụ án Lư Hoài Lượng là vụ xử oan thứ 5 bị phanh phui trong 3 năm - AFP |
Thông tín viên thuật lại vào năm 2001,cô bé 13 tuổi, bị cưỡng hiếp bên bờ một cánh đồng ngô, sau đó bị giết chết và xác cô bé bị vứt xuống sông tại tỉnh Hà Nam. Cảnh sát đă tiến hành điều tra và hỏi cung khoảng hai chục người. Sau 48 tiếng, cảnh sát đă bỏ tù anh Lư Hoài Lượng, một người nông dân ít chữ, chỉ mới học hai năm bậc tiểu học. Vào lúc bấy giờ, anh ta đang sống cùng vợ và hai người con gái.
Điều tra của cảnh sát cho thấy bên cạnh cái quần của cô bé bị rách nát có những vết chân tương đương với cỡ giầy số 38 và có những vết máu. Anh Lư Hoài Lượng có số đo chân là 44, nhóm máu của anh ta cũng không trùng với kẻ sát nhân. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, cảnh sát đă quyết định anh là thủ phạm.
Anh Lư Hoài Lượng thuật lại khi trong tù, anh bị trói vào ghế và bị đánh bằng dây xích. Cảnh sát nói với anh ta : « Thậm chí anh vô tội th́ anh cũng là thủ phạm ».
Vụ án Lư Hoài Lượng là vụ kết án oan thứ 5 được đưa ra công chúng trong ṿng ba năm nay. Tờ báo nhận định, đây là một làn sóng thực sự, trong một đất nước mà các quan chức thường không bao giờ nh́n nhận lỗi lầm của ḿnh.
Bài báo cho biết, cực h́nh dưới mọi h́nh thức được sử dụng để buộc người bị t́nh nghi nhận tội. Lư Hoài Lượng cho biết : « Đau đớn giày ṿ tôi đến mức cuối cùng, tôi đă in dấu vân 10 đầu ngón tay lên biên bản được gọi là bảng thú tội. Do tôi không biết đọc, tôi đă không biết ḿnh đă kư v́ điều ǵ ». Anh đă may mắn thoát được án tử h́nh.
Phiên xử thứ nhất diễn ra vào năm 2003 trong ṿng vài giờ, cảnh sát buộc anh học thuộc ḷng những lời thú tội bằng cách giao cho một tên tù khác cùng pḥng đánh anh Lư Hoài Lượng để cho anh Lư Hoài Lượng phải nhận tội. Anh Lượng kể lại : « Cảnh sát đảm bảo với tôi là sau đó mọi việc sẽ tốt đẹp » và anh bị kết án 15 năm tù.
Ông Vương Vĩnh Kiệt, một trong những luật sư bào chữa cho anh Lư Hoài Lượng nhận xét : « Do không có chứng cứ, ṭa án c̣n nghi ngờ khả năng anh phạm tội, cho nên chưa phán trực tiếp án tử h́nh ». Luật sư Vương Vĩnh Kiệt c̣n nhận định rằng : « Trong những vụ án giết người, bằng mọi cách phải t́m ra thủ phạm để chứng tỏ cảnh sát làm việc có hiệu quả. Do đó, việc một số người đứng mũi chịu sào bị án oan, là cái giá phải trả cho phương pháp làm việc này của cảnh sát. Trên thực tế, gần 90% người bị buộc tội giết người bị kết tội theo cách thức này ».
Bài báo đặt câu hỏi : Tại sao chính quyền Bắc Kinh lại thay đổi cách hành xử, chịu thả anh Lư Hoài Lượng ? Một số th́ nhận thấy có ít nhiều ảnh hưởng của tân Phó chủ tịch Ṭa án Tối cao. Trong một bài diễn văn chính thức, ông đă thay đổi giọng điệu. Trước đây, ông từng giải thích rằng « thẩm phán nên bắt người vô tội c̣n hơn thả kẻ phạm tội ». Từ nay, ông chỉnh lại rằng : « nên nhận thấy rằng cần thả người phạm tội hơn là kết án một người vô tội ».
Việc thả anh Lư Hoài Lượng cho thấy kẻ sát nhân vẫn c̣n nhởn nhơ ngoài ṿng pháp luật. Tại ngôi làng, nơi xảy ra vụ án mạng, dân làng tiếp tục nghi ngờ lẫn nhau nhưng hơn phân nửa dân làng vẫn nghĩ rằng anh Lư Hoài Lượng là thủ phạm.
Lê Vy, rfi