Bắc Kinh bắt đầu tiến hành các hoạt động tập trận ngày càng dồn dập với hầu hết vũ khí hiện đại và công nghệ cao mang thông điệp nhằm vào giới lănh đạo Nhật Bản.
Tạp chí The Diplomat Nhật Bản ngày 16/8 nhận định, tháng trước liên minh cầm quyền của đương kim Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă giành thắng lợi quyết định trong cuộc bầu cử Hạ viện. Quan sát phản ứng của giới lănh đạo Trung Quốc trước, trong và sau cuộc bầu cử này có thể thấy Bắc Kinh đang vận dụng chiến lược, sách lược truyền thống và tác chiến công nghệ cao tác động đến đối phương như thế nào.
Phương thức tác chiến này của Bắc Kinh sử dụng các vũ khí tiên tiến nhất của ḿnh như tên lửa, chiến hạm, chiến đấu cơ, máy bay trinh sát và vận dụng các thủ đoạn thực nghiệm, gây nhiễu để phát đi các thông điệp chính trị với đối phương.

Trung Quốc tập trận (h́nh minh họa).
Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận quân sự trong những thời điểm đó có lẽ phản ánh Bắc Kinh đă nhận thức rằng cục diện đă diễn biến tới mức ngoại giao không thể giải quyết nổi vấn đề, đồng thời t́m kiếm biện pháp mới để chuyển tải thông điệp tới đối phương.
Cuối cùng Bắc Kinh có khả năng đă cảm thấy rằng tranh chấp với Nhật Bản đă bắt đầu "vượt giới hạn" và động chạm đến cái gọi là "lợi ích quốc gia" của Trung Quốc.
Mặc dù sử dụng các cuộc tập trận để chuyển tải thông điệp chính trị nhưng Trung Quốc không có ư dám để tranh chấp leo thang thành xung đột quân sự mà chỉ nhằm buộc đối phương ngồi vào bàn đàm phán, và cũng có thể nhằm thu hút sự chú ư của dư luận.

Lính hải quân Trung Quốc.
Căng thẳng trên eo biển Đài Loan những năm 1994 - 1996 và cuộc khủng hoảng trên Biển Hoa Đông 2012 - 2013 đều đă thể hiện rơ nét h́nh thức tập trận đặc biệt của Trung Quốc.
Những năm 1994 - 1996 khi cho rằng lực lượng đ̣i độc lập cho đảo Đài Loan phát triển mạnh, Bắc Kinh liền triển khai một loạt các cuộc tập trận quy mô lớn, thử vũ khí hạt nhân dưới ḷng đất, phóng thử tên lửa đạn đạo, tập trận đổ bộ lưỡng thê thực binh thực đan...
Động thái này đă trực tiếp ảnh hưởng tới chính trường Đài Loan bởi năm 1996 là thời điểm "bầu cử Tổng thống" ở ḥn đảo này, thông điệp của Bắc Kinh là khá rơ ràng. Với người dân Đài Loan, các động thái quân sự của Trung Quốc mang thông điệp cảnh báo không được bầu cho lực lượng "Đài độc", với thế lực bên ngoài, Bắc Kinh sẽ không nhân nhượng với bất kỳ sự can thiệp nào vào eo biển Đài Loan.
Nh́n lại các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông, kể từ khi Nội các Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku hồi tháng 9 năm ngoái, Bắc Kinh bắt đầu tiến hành các hoạt động tập trận ngày càng dồn dập với hầu hết vũ khí hiện đại và công nghệ cao mang thông điệp nhằm vào giới lănh đạo Nhật Bản.
Giới quan sát dự đoán, Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng thủ đoạn tập trận quân sự truyền thống kết hợp công nghệ cao nhằm t́m kiếm các thành quả chính trị, vừa nhằm vào đối phương, đồng thời vừa nhằm vào dư luận trong nước một khi Bắc Kinh cảm thấy "lợi ích cốt lơi" của nó bị đe dọa.
Hồng Thủy - GDVN
Nguồn: Hoàn Cầu