Gần đây chúng ta đă đọc, nghe nhiều về lời trần t́nh của nhiều quan chức đầu ngành : Tất cả đều tốt cả ! Nhưng …. Sau đó là những lời ta thán khắp nơi của Nhân dân về t́nh trạng tai nạn giao thông, chênh lệch giá vàng, bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND các cấp…
Bộ Tài nguyên Môi trường : không có tham nhũng tiêu cực ! Nhưng…. Nhưng đến chính người có trách nhiệm cao nhất trong Thanh tra Chính phủ cũng phải phát biểu trước Quốc hội cũng nói : không thể tin được điều đó…. Ngày xưa cũng đă từng có những thảng thốt : Đất nước tươi đẹp, nghị quyết tuyệt vời, chính phủ tận tụy, nhân dân cần lao, trí thức Việt chẳng thua kém Thế giới….tất cả đều tốt cả ! Nhưng…?
Tôi với cách nh́n của người nghiên cứu về khoa học quản trị, có vài lời gió thoảng…
Mặc định rằng :
- Nếu “Chất lượng là toàn diện’ th́ kết cục Tốt phải là tổng hợp của 5 điều Tốt : luận thuyết Tốt ( đề ra quy tắc hoạt động đúng quy luật ) , mục tiêu Tốt ( v́ tương lai tươi đẹp toàn XH ) , tổ chức Tốt ( cách xắp đặt, phối hợp quy củ chính thống ) , quản trị Tốt ( các quá tŕnh minh bạch hợp lư tin cậy chi phí thấp) , kiểm soát Tốt ( luôn nhận chân được sự thật, và điều chỉnh lỗi kịp thời ).
- 5 yếu tố cốt lơi để điều Tốt trở thành hiện thực ở quy mô toàn Xă hội, trong đó: giáo dục người dân có phản xạ tích cực với sự xấu, Nhà nước luôn quyết tâm bảo vệ lẽ phải, mọi chỗ hiển hiện hướng dẫn để ai cũng dễ thực hiện điều đúng , các cơ quan sẵn sàng tưởng thưởng cho việc hay, Công chúng nhạy cảm sẵn sàng ngợi ca những tấm gương dù nhỏ !
- Nên : Ư Tốt không hiếm, cái Tốt được bày biện, nhưng việc Tốt không tự nhiên có, có không tự nhiên sinh phát được, mà phải được nuôi dưỡng, và ‘một cây làm chẳng nên non’ , không bởi ước vọng, không thể bằng khẩu hiệu… mà hiện thực bằng toàn bộ sức mạnh Lương Tri của toàn Xă hội : trước hết làm cho điều Xấu không phát tác, tung hoành, bè đảng được, dù ở đâu, từ ai…
Đặt câu hỏi về vài sự thật :
- Một người mà hành vi sai xấu, c̣n nhỏ thôi, chưa chạm ngưỡng bị xử phạt, thậm chí vô ư thức, nhưng nhiều người với những biểu hiện như thế th́ tiềm ẩn tai họa lớn có thể xảy ra ( ví dụ cự ly giữa các xe quá sát nhau trên đường không đúng quy định, cho dù bằng muôn cách không thể phát hiện mọi lúc mọi nơi , hay một người đi bộ trên đường cao tốc giành cho xe hơi, cách ǵ xử lư ngay cho được )…gây nên tích lũy hiểm họa dây chuyền . Cũng như thế những điều sai nhỏ trong một tổ chức dồn tụ lại ở khâu nào đó cộng hưởng với sự cố bất lường…Phát hiện thế nào ?
- Trước khi vào trận đấu bóng, các cầu thủ nh́n rất tốt, hàng vạn khán giả đến sân hào hứng tích cực, sân bóng và thời tiết tuyệt vời, truyền h́nh và các cơ quan báo chí đều mang đến những nghiệp vụ đúng, cơ quan quản lư mong muốn điều hay…tốt hết ! Nhưng trận đấu có thể diễn ra sự cố, vỡ sân gây bạo loạn…th́ có thể do một t́nh huống ngắn ngủi do trọng tài gây ra…bởi điều không ai biết trước : anh ta đă bị tha hóa… lại có thế lực ngầm thao túng cho anh ta hành vi ăn tiền v́ lợi ích đen của họ ? Có cách nào chọn được Trọng tài tốt không ?
- Anh cán bộ đảng viên, giảng viên trường chính trị huyện Quảng Xương Thanh Hóa ( mang đầy ḿnh ‘thứ tốt’ ) gây ra tệ việc để đại úy cảnh sát giao thông vốn rất tốt phải rút súng sai bắn 2 phát bị thương…. khiến tất cả ngao ngán, xă hội căng thẳng, cuộc sống trở nên ngột ngạt phức tạp… trong khi cái xe máy tốt, giấy đăng kiểm, bằng lái đủ cả, đường làm tốt, có biển hiệu tốt …th́ kết cục đó không nằm ở những công cụ nghiệp vụ, quy định tĩnh tại, sự việc nhất thời…mà sâu thẳm ‘những điều được gọi là tốt’ kia có nguồn gốc tốt không ? Được người thực tốt chấp hành không ?
- Nhiều việc về h́nh thức có vẻ là Tốt : họp bàn nghị quyết, kiểm điểm nội bộ, bỏ phiếu tín nhiệm, những phát biểu trước diễn đàn…Nhưng bao nhiêu quan chức đang đi đêm tạo ra điều xấu, nhiều hành vi sai của họ chỉ họ biết, người trong cuộc lại không thể nói, lại dựa vào cách làm việc không bằng chứng… th́ những kết luận của các Bộ trưởng đầu ngành : Mọi điều Tốt cả ! Là dễ hiểu…cho nên các cơ quan quản lư Nhà nước có đồng ư phải được giám sát, điều tra đánh giá khách quan, độc lập từ xă hội, càng ngày càng phải coi đây là công việc định kỳ bắt buộc, là công cụ quan trọng trong công tác xă hội hóa của họ không ?
Hai điều quan trọng :
- Người đứng đầu các cơ quan và ngành cần phải chịu trách nhiệm về suốt quá tŕnh ( có tin cậy không ) và kết cục ( mục tiêu quản lư có đạt được không ). Các cá nhân có chức phận phải nhận trách nhiệm về từng khâu ḿnh đảm nhiệm trong quá tŕnh đó có thực thi đúng đủ tốt chuẩn không…, người dân phải chịu trách nhiệm về sự tuân thủ …. chứ không phải nói vu vơ ‘mọi điều đều tốt’ , rồi nhưng…là xong… Quản trị Nhà nước phải loại bỏ được cách cho tâm lư và thói quen vin vào những cái tĩnh tại đă có, đổ lỗi cho hoàn cảnh, vào người khác, không dám nh́n vào sự thật : méo mó, xiên xẹo, du di, bất tuân…trong chấp hành ở nhiều người…
- Người dân biết nhận dạng được nhiều điều xấu, Xă hội cần phản ứng với nhiều tiêu cực, hệ thống quản lư phải ngăn ngừa được sai lỗi, quy tắc cần điều chỉnh được rất nhiều biến tướng… Hơn hết là điều xưa nay cả Nhân loại nhận thấy vô cùng quyết định là xă hội tuân thủ Pháp luật không du di, không ngoại trừ một ai, trên cơ sở sự thật và Công lư ! Quy luật tự cá nhân phải trả giá cao và b́nh đẳng trước Pháp luật với hành vi sai lỗi của ḿnh, với từng người dù Vua xuống Dân…Nếu không th́ mọi cái có bày biện tốt cả nhưng bị vô hiệu mà thôi !
Xă hội tốt là làm cho mỗi người là khởi đầu của từng Việc Tốt ! Quản trị Nhà nước tốt phải đặt từng người vào trung tâm thực hành Việc Tốt !
Theo Nguyentatthinh.com