WESTMINSTER, California (NV) - Pḥng sinh hoạt nhật báo Người Việt, chiều Chủ Nhật, 11 Tháng Tám, đầy ắp khán thính giả đă đến chia sẻ niềm vui cùng nhà văn nữ Bích Huyền và nhóm bạn trẻ Biển Media & Arts trong buổi ra mắt CD “Trở Về” do Bích Huyền và Biển Media & Arts thực hiện.
Gần đến giờ khai mạc, nhiều người vẫn lái xe chạy ḷng ṿng t́m chỗ đậu, dù không phải là một ngày làm việc b́nh thường của ṭa soạn. Trong khi đó, các ca sĩ và thân hữu tập dượt chuẩn bị cho buổi ra mắt CD.

Nữ sĩ Bích Huyền (giữa) và những bó hoa ân t́nh. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)
CD “Trở Về” không chỉ là một CD thơ hay nhạc hay đọc truyện như thường thấy, mà CD “Trở Về” c̣n gói ghém nhiều t́nh tiết, nhiều ư nghĩa cả về hai phương diện kỹ thuật, nghệ thuật và nội dung của nó.
Nhà văn Bích Huyền kể: “Trong hơn 10 năm làm việc trên đài VOA, từng được phỏng vấn nhiều lần sinh hoạt cộng đồng người Việt hải ngoại nên được thính giả trong nước theo dơi lắng nghe rất nhiều, trong đó giới trẻ trong nước chiếm khá đông. Trong số những thính giả ấy có một bạn trẻ đă gửi cho tôi một truyện ngắn để xin được góp mặt trong những chương tŕnh văn nghệ của đài. Truyện quá hay, rất xúc động, văn chương nhẹ nhàng nên tôi đă thực hiện trong một chương tŕnh đọc truyện và cũng đă được thính giả ưa thích. Nay nhân nhóm trẻ Biển Media & Arts mà tôi cùng sinh hoạt lâu nay muốn thực hiện những CD về văn học nghệ thuật Việt Nam với những tinh hoa của ḍng văn học chính thống của người Việt mà sau năm 1975 đă phải 'lưu vong' cùng vận nước, tôi có giới thiệu truyện ngắn này và các bạn trẻ trong Biển Media & Arts đều rất thích thú nên CD này được ra đời.”
Nhà báo Ngô Nhân Dụng, nhà b́nh luận của nhật báo Người Việt, cũng là nhà thơ Đỗ Quư Toàn, nhận xét trong dịp ra mắt CD này: “Phải nói là nghe đọc truyện này, không biết phải xếp nó vào loại truyện ngắn hay tùy bút. Nhưng trong văn chương, giá trị nghệ thuật không chỉ đơn giản ở nội dung kết câu câu chuyện có thể được kể lại có đầu có cuối. Truyện này thích thú là ở chỗ câu chuyện được kết cấu ở phần cuối không được dẫn đi từ phần đầu, là nhân vật nữ chính trở về t́m lại người xưa ở nơi chốn cũ thấy 'chàng' xuất hiện, không biết có phải là 'người xưa' không v́ hoàn cảnh đổi thay, đổi thay cả thân xác. Và nhân vật nữ ấy đă ra về trên chuyến xe thổ mộ, lọc cọc trên con đường gập ghềnh cỏ lau gai góc như đoạn đời đă qua... Chính v́ cái cảm giác ấy, truyện đă khiến người đọc thích thú bên cạnh lối văn nhẹ nhàng của tác giả.”
Nhà báo Ngô Nhân Dụng đă nhắc đến nhận xét của nhà văn Văn Quang về Bích Huyền khi thực hiện việc đọc truyện rằng “giọng đọc êm ái, dịu dàng, diễn đạt câu chuyện rất khéo, nhất là phần nhạc nền (Back ground) và nhạc chuyển đoạn, không hiểu sao lại chọn được nhạc hay đến thế.”
Giáo Sư Song Thuận, con chim đầu đàn của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, nơi nhà văn Bích Huyền cũng đóng góp rất nhiều công sức để cho giới trẻ Việt Nam hải ngoại hiểu biết về lịch sử oai hùng của dân tộc, trong dịp này cũng đưa ra nhận xét:
“Trong sinh hoạt của chúng tôi đôi lần cũng đă có những kịch bản mang tên Trở Về, đă gây nên một ngộ nhận cho một số người. Nhưng với Bích Huyền, chị thấy đúng th́ cứ đi. Chúng ta sẽ trở về, mơ ước trở về là trong ánh sánh vinh quang, không phải trở về cúi đầu đi dưới những là cờ đỏ cho dù để được thấy một xă hội xuống cấp đạo đức, một đất nước bị phân chia từ đất liền cho đến biển đảo, một tương lai thảm đạm cho đa số trong 93 triệu người dân như nội dung ẩn tàng trong truyện Trở Về mà Bích Huyền và các bạn trẻ thực hiện.”

Nữ sĩ Bích Huyền (phải) trong những ḍng nước mắt cảm động. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)
Hai nhà hoạt động đấu tranh, nghệ sĩ Việt Dzũng và Tiến Sĩ Xuyến Đông cũng bày tỏ ḷng ngưỡng vọng một người tận tụy với truyền thông từ bao lâu nay và rất tận t́nh với sinh hoạt của giới trẻ mong được đem chút khả năng hướng dẫn tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại cũng như trong nước.
Cô Xuyến Đông nói: “Cảm ơn một phụ nữ Việt Nam hết ḷng với văn học, truyền thông Việt Nam, giúp cho tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại hiểu thêm trong các lănh vực này. Thấy hoạt động của cô Bích Huyền, lại thấy thương mẹ và những người phụ nữ trong thế hệ cô.”
Đó là những ǵ người tham dự cảm nhận được về nội dung trong buổi ra mắt CD Trở Về.
Nhưng phải nói, nội dung gây được ấn tượng mạnh mẽ là chương tŕnh ca nhạc do các bạn trẻ trong nhóm Biển Media & Art và nhóm Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật “Bến Sông Mây” thực hiện.
Mở đầu với Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy và Huyền Chi được bạn trẻ Đại Dương thể hiện qua phong cách rất lăng tử đă kéo gần các khán giả lại với nhau trong không khí “Trở Về” với một thời quá khứ lăng mạn, yêu thương trong một đất nước chưa thấy xuất hiện sự tàn khốc của chiến tranh xâm lược từ phương Bắc.
Những bản nhạc một thời rưng rức t́nh yêu như Dư Âm của Nguyễn Văn Tư, Bài Không Tên số 8 của Vũ Thành An, Mưa Hồng của Trịnh Công Sơn thời VNCH, Hương Xưa của Cung Tiến, Thu Ca Điệu Ru Đơn của Phạm Duy, Mộ Khúc thơ Xuân Diệu nhạc Phạm Duy, Chiều Trên Hà Nội Phố thơ Phạm Sĩ Trung, nhạc Thy Linh, và Kiếp Nào Có Yêu Nhau thơ Minh Đức Hoài Trinh nhạc Phạm Duy, qua các giọng ca trẻ da diết trở về một thời lăng mạn như Ngô Quang Minh, Vy Hà, Bích Vân, Tạ Hùng Cường, Thái Uy và những lời diễn đạt giới thiệu chương tŕnh của Mai Phương và Hồng Tước đă làm cho không khí một chiều thơ nhạc đậm nét yêu thương, quấn quít để lại biết bao dư hương lúc trở về.
Không một khán giả nào bỏ về sớm khiến Bích Huyền trong cơn xúc động trước những cảm thông ưu ái của mọi người đă không ḱm được những giọt nước mắt ân t́nh.
Nguyên Huy/Người Việt