(GDVN) - Nga-Trung không phải là liên minh chính thức, không phải là quan hệ đối tác chiến lược, mà có hoàn cảnh tương đồng, muốn chống lại Mỹ.

Cựu nhân viên t́nh báo Mỹ Edward Snowden
Ngày 9 tháng 8, tờ "Thời báo tài chính" Anh có bài viết cho rằng, vào tháng tới, khi các nhà lănh đạo G20 sẽ hội tụ ở St. Petersburg tổ chức hội nghị thượng đỉnh, dư luận sẽ quan tâm đến ngôn ngữ, cử chỉ giữa chủ nhà Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Nhưng, ống kính của truyền thông cũng sẽ nóng ḷng “quay chụp” mức độ ḥa hợp giữa lănh đạo Nga và Trung Quốc. Trung Quốc đang thực sự muốn thúc đẩy hai nước Trung-Nga xích lại gần nhau.
Trong quan hệ ngoại giao với Putin thời gian gần đây, chính quyền Obama (cảm thấy mất mát) công khai "hạ cấp" sự trông đợi của họ đối với quan hệ Mỹ-Nga. Nhưng, một hậu quả ngoài ư muốn của cách làm này có thể là thúc đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần hơn theo một phương thức nào đó, và điều này có thể sẽ bất lợi cho Mỹ.
Dmitri Simes, chủ tịch "Trung tâm lợi ích quốc gia" Washington cho rằng: "Đến nay, số lần điện đàm giữa các nhà lănh đạo Trung Quốc và Nga vượt số lần điện đàm giữa họ với nhà lănh đạo Mỹ".
Quan chức Mỹ quả quyết cho rằng, Nga quyết định che chở cho Snowden - người tiết lộ bí mật của Cục an ninh quốc gia Mỹ hoàn toàn không phải là nguyên nhân duy nhất hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga vào tháng 9. Gây ra sự bất ḥa mới với Putin có nghĩa là, chính quyền Obama, từng dành sự kỳ vọng lớn vào khả năng triển khai quan hệ với Nga, đă gặp trở ngại to lớn.

Các nhà lănh đạo Nga, Trung Quốc chọn thăm nhau đầu tiên do có liên quan đến Mỹ?
Dưới ức ép này, đối với chính quyền Obama, sự "nóng lạnh" của quan hệ Nga-Trung là một nhân tố quan trọng. Sự thay đổi của địa-chính trị thúc đẩy hai nước Trung-Nga xích lại gần nhau. Mỹ chuyển hướng "trọng tâm" tới châu Á đă làm cho Trung Quốc tăng cường quan hệ với Nga.
Đồng thời, nhu cầu năng lượng của châu Âu giảm đi, trong khi Mỹ lại dồi dào về khí đốt, hai nhân tố này buộc Nga phải t́m kiếm khách hàng năng lượng ở châu Á.
Sau khi tiếp tục lên làm Tổng thống, nước đến thăm đầu tiên của ông Putin là Trung Quốc, trong khi đó, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh cũng lựa chọn Nga.
Theo Simes, một kết quả có thể xảy ra chính là Nga và Trung Quốc tận dụng khả năng quan hệ song phương chặt chẽ hơn, tăng cường "con bài" của họ trong quan hệ với Mỹ. Ông cho rằng, đây sẽ không phải là một liên minh chính thức, cũng sẽ không phải là một quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, nhưng hai bên sẽ có một cảm giác, đó là họ ngày càng ở vào hoàn cảnh tương đồng, cần đoàn kết lại để chống Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định không gặp Tổng thống Nga Vladimir v́ vụ Snowden?
Đối với Nga, cách làm này có thể có sức hấp dẫn rất lớn. Fyodor Lukyanov, chủ biên tạp chí "Nga trong các vấn đề toàn cầu" của Nga cho rằng: "Hai hoàn cảnh khó khăn mà Nga sẽ phải đối mặt trong tương lai là, làm thế nào tồn tại trong một thế giới mà hai nước Trung Quốc và Mỹ đều mạnh, quan trọng... Nhưng, Nga phải chen vào giữa hai nước này".
Ông nói thêm rằng: "Nga chắc chắn đang chuyển trọng tâm tới Trung Quốc. Nếu quan hệ Nga-Mỹ thực sự xấu đi, th́ Nga sẽ không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có thể xích lại gần hơn với Trung Quốc".
Đông B́nh