Sống yên b́nh bao đời bên triền đê sông Đuống, bỗng một ngày cả xă Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội tiếng nổi như cồn bởi được mệnh danh là “làng tỷ phú cây cảnh”.

Ông Nguyễn Bá Ngơi bên cạnh cây dáng long trong vườn nhà.
Ảnh: H.P.
Trong thời buổi cây cảnh đang ế ẩm v́ suy thoái kinh tế th́ tiếng đồn con em quê hương làng Gióng vẫn kiếm ra tiền tỷ khiến thiên hạ phải sửng sốt.
Oan nhưng vẫn thích
Xă Phù Đổng vốn nổi tiếng là nơi phát tích truyền thuyết Thánh Gióng từ xa xưa, nay lại nổi tiếng hơn nhờ cây. Người ta nói rằng ở Phù Đồng, nhà tầng san sát, đường làng ngơ xóm bê tông hóa, hàng trăm hộ có thu nhập hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng mỗi năm nhờ vào việc buôn bán cây cảnh.
Thời kỳ đỉnh cao của những "siêu cây tiền tỷ", những con buôn ôm từng b́ tiền mua cây không cần hỏi giá đă qua. Khi mà các đại gia trong làng cây đang “sống qua ngày” bằng cách kiếm kế khác sinh nhai. Hiếm hoi lắm mới có khách ghé mắt và dám móc ví ở thời điểm kinh tế khó khăn để chi trả cho một thú chơi tao nhă, th́ thật ngạc nhiên với những lời đồn xă Phù Đổng trở thành làng tỷ phú nhờ cây.
Ông Nguyễn Bá Ngơi, Chủ tịch Hội làm vườn, sinh vật cảnh xă Phù Đổng khẳng định: "Làm ǵ có chuyện ra ngơ gặp tỷ phú. Người ta nói quá, oan địa phương chúng tôi. Quả thật, nhờ trồng cây cảnh mà rất nhiều hộ dân Phù Đổng vượt qua được sự nghèo đói, khó khăn, từng bước đi lên làm giàu. Và sự thật, nhiều hộ giàu lên nhờ nghề này. Ban đầu chúng tôi đọc thấy một số tờ báo viết quá về Phù Đổng cũng lấy làm ái ngại. Thậm chí một số người bảo phải kiện những bài viết không đúng đó. Nhưng, từ nỗi oan làng tỷ phú đó mà trong một thời gian ngắn, xă Phù Đổng đă nổi tiếng như cồn. Tiếng oan trong khía cạnh nào đó lại có lợi cho nghề trồng cây cảnh khi mọi người khắp nơi biết tới”. Cũng từ ngày đó các đoàn tham quan trong cả nước đua nhau về Phù Đồng học hỏi mô h́nh làm ăn.
Ông Ngơi cho biết: “Ở Phù Đổng không có cây nào giá hàng chục tỷ đồng như người ta đồn thổi. Cây đắt nhất thời điểm hiện tại được định giá khoảng 4 tỷ đồng mà thôi”. Ông Ngơi cho rằng, v́ người làng ông có truyền thống trồng cây, ươm cây từ nhỏ, chăm chút cho đến khi chúng thành cây có giá trị mới bán đi chứ không phải là những tay vay nợ lăi ngân hàng ôm cây chờ giá sốt rồi tung ra kiếm lời, nhờ thế mà vượt qua được “băo khủng hoảng”.
Sống khỏe trong “băo”
Cũng nhờ tiếng oan “làng tỷ phú” mà chúng tôi có mặt ở Phù Đổng, để rồi phát hiện ra sự thật thú vị rằng đây là ngôi làng chơi cây cảnh từ thời Pháp thuộc. Bối cảnh lịch sử lúc ấy, cả nước c̣n đói kém lắm th́ người làng Phù Đổng đă chơi cây cảnh như một thú vui tao nhă. Ở Phù Đổng c̣n khá nhiều cây cảnh như bảo vật gia đ́nh được giữ lại từ đời này qua đời khác.
Năm 1987, người Phù Đổng mới thực sự khôi phục nghề truyền thống cha ông khi thành lập Hội Làm vườn Phù Đổng, một trong những hội làm vườn có sớm nhất trong cả nước.
Hàng chục năm lăn lộn với cương vị Chủ tịch hội Làm vườn, sinh vật cảnh xă Phù Đổng, kiêm Hội trưởng Hội nông dân thôn Phù Đổng 2, hơn ai hết ông Ngơi là người trăn trở nhất làm sao để nghề cây cảnh ở quê ḿnh phát triển một cách bền vững nhất.
Chỉ tay giới thiệu những dăy nhà khang trang, vườn cây xanh tốt, ông Ngơi khoe: "80% người dân có cây, sống nhờ cây. Không chỉ những người đứng tuổi, mà nhiều thanh niên chưa đầy 30 tuổi cũng đă thành đạt với nghề".
Biết bao nhiêu tấm gương nghèo khó đă đổi đời nhờ cây. Ở Phù Đổng ai chẳng biết anh Nguyễn Xuân Yên những năm 90 thế kỷ trước nghèo khó. Năm 2006, chỉ có 20 triệu đồng từ bán đôi ḅ và nhẫn cưới, học hỏi kinh nghiệm những người đi trước, anh trồng 2 sào cây sanh, lộc vừng phôi. Bán cây phôi, anh lại dồn tiền mua những cây thế "độc" trong dân về uốn nắn. Giờ đây anh đă trở thành "chuyên gia" sở hữu 1,4 mẫu trồng cây cảnh, trong đó khoảng 300 cây đă vào thế, thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/ năm.
Trường hợp anh Lê Văn Dục, năm 2005 từng là "con nợ" do buôn bán thua lỗ. Lúc trắng tay, anh t́m đến với cây cảnh và giàu lên nhanh chóng. Theo ông Ngơi, trong Hội Làm vườn của ông có rất nhiều người làm cây có tŕnh độ như: Hồ Quang Hiền, Nguyễn Khắc Hiếu…
Ông Ngơi hồ hởi khoe: “Chúng tôi sắp sửa được công nhận làng nghề sinh vật cảnh. Trong hàng trăm làng làm cây cảnh, đây sẽ là làng nghề sinh vật cảnh thứ hai của cả nước sau làng Nam Điền của Nam Định”.
Có những tiếng oan như “làng ung thư”, “làng bom”… khiến người ta khiếp sợ không dám đặt chân đến nhưng cũng có những trường hợp mang “tiếng oan” khiến người ta “dễ chịu” như làng Phù Đổng. Tuy vậy, khi tiễn chúng tôi ra về, ông Ngơi không quên nhắn lại: “Nhà báo viết th́ viết đúng thôi, đừng “thổi” lên. Dù ǵ th́ nói thật và nói đúng vẫn hơn”!
"Hội thành lập năm 1987, với 12 hội viên ban đầu, nay đă có 130 hội viên. Lúc đầu, chỉ có vài hộ trồng cây cảnh, chủ yếu là sanh, lộc vừng, tùng và hoa giấy với mục đích trang trí cho đẹp. Năm 1991, cụ Nhất bán một cây lộc vừng giá 4 triệu đồng, tương đương gần 2 tấn thóc. Thấy trồng cây cảnh "làm chơi, ăn thật", nhiều hộ đă chuyển sang trồng cây cảnh. Phong trào phát triển từ ngày đó".
Ông Nguyễn Bá Ngơi
Chủ tịch Hội làm vườn Phù Đổng
Hà PhươngGiadinhNet